Trời đã khuya rồi mà vẫn chưa tìm được một câu chuyện gì post lên cho các bạn đọc. Mấy phút trước tìm được một câu chuyện nhưng nếu post lên thì có lẽ nhiều người không hiểu mà chính bản thân tôi biết là nói móc nhưng tôi cũng không hiểu luôn. Tức là hiện nay mình đang thiếu một tiền đề để dẫn nhập vào câu chuyện.
Tìm qua, tìm lại...có lẽ đây là một câu chuyện dẫn nhập ở một ý khơi mào. Các bạn đọc trước câu chuyện này rồi tôi sẽ kể câu chuyện tìm được vào lúc khác:
VUA CỞI TRUỒNG
Truyện kể của nhà văn Đan Mạch Andersen (Hans Chrístian Andersen – 1805 – 1875), cái nào cũng thật là hay. Tuy tác giả viết cho thiếu nhi, nhưng đối với người đọc lớn tuổi cũng vô cùng hấp dẫn, cuốn hút. Đọc hết truyện này lại phải đọc ngay truyện khác, chứ không rời sách ra được.
VUA CỞI TRUỒNG
Truyện kể của nhà văn Đan Mạch Andersen (Hans Chrístian Andersen – 1805 – 1875), cái nào cũng thật là hay. Tuy tác giả viết cho thiếu nhi, nhưng đối với người đọc lớn tuổi cũng vô cùng hấp dẫn, cuốn hút. Đọc hết truyện này lại phải đọc ngay truyện khác, chứ không rời sách ra được.
Trong đó có lẽ truyện: “Bộ quần áo mới của hoàng đế” là buồn cười nhắt, dễ nhớ nhất và cũng có thể là truyện hay nhất, trong tổng số 175 truyện nhà văn để lại cho nhân loại. Tôi rất thích cái truyện này, nên đã “mượn” một lời thoại của nhân vật ở trong truyện đó làm tiêu đề cho bài viết này; “Vua cởi truồng”.
Và để cho ý tưởng của mình được trở thành một bài viết. Trộm phép vong linh cố tác giả, kẻ hậu sinh này xin tóm tắt nội dung truyện đó sau đây để bạn đọc cùng chia sẻ:
“Ngày xưa, có một vị Hoàng đế rất thích quần áo mới. Đến nỗi có bao nhiêu tiền bạc và thì giờ Vua đều dành cả vào việc may mặc và thay đổi quần áo.
Một hôm có hai tên lạ mặt đem hai chiếc khung cửi đến hoàng cung tự xưng là thợ dệt, và khoe rằng vải của chúng dệt đẹp không thể tưởng tượng được. Chẳng những hoa văn và mầu sắc lộng lẫy, mà quần áo may bằng loại vải siêu hạng này còn có đặc tính phi thường. Ai không làm tròn phận sự, hay kẻ ngu độn thì không nhìn thấy bộ quần áo đó, mặc dù mắt họ vẫn sáng.
Hoàng đế thích quá, ban cho hai tên thợ dệt một món tiền lớn, để chúng bắt tay ngay vào công việc. Ngồi vào hai chiếc khung cửi trống trơn chẳng có một mẩu sơị nào. Hai tay chúng thoăn thoắt lao qua lao lại hai chiếc thoi vô hình trong tưởng tượng, y như những người thợ dệt đang chăm chỉ làm việc. Chúng đòi câp thứ tơ nhỏ sợi nhất và vàng tốt nhất để dệt vải. Chúng đem nhét tất cả vào túi, rồi miệt mài làm việc mãi đên khuya.
Mấy hôm sâu, Hoàng đế muốn đến xem bọn thợ dệt được bao nhiêu vải rồi. Nhưng nhớ lời bọn chúng tâu là những kẻ ngu độn và những người khồng làm tròn phận sự thì chẳng nhìn thấy gì, nên Hoàng đế ngần ngại. Ngài cử lão Thừa tướng của mình đi. Vừa bước vào phòng bọn thợ dệt, lão Thừa tướng vừa giương “mục kỉnh” lên vừa nhủ thầm: “Lạỵ trời phù hộ cho con! Ôi, sao ta chẳng nhìn thấy gì cả? Trời ơi! Chẳng lẽ ta trở thành kẻ ngu độn rồi sao? Ta là kẻ không làm tròn phận sự ư? Ta không tin, và nhất định không thể để cho ai biết chuyện này”.
Một tên thợ dệt hỏi:
- Bẩm quan Thừa tướng, ngài không phê phàn gì ạ?
- Thật phi thường, tuyệt, tuyệt đẹp! Quan Thừa tướng tỏ vẻ rất vui.
Hai tên đại bợm liền nhân cơ hội xin cấp thêm vàng để thêu vào vải. Thủ vàng vào túi, rồi chúng tiếp tục công việc.
Trở về, lão Thừa tướng tâu với Hoàng đế: “Muôn tâu bệ hạ, thật không có gì đẹp bằng!”. Thế là Hoàng đế quyết định đến xem vải khi vẫn còn ở trên khung cửi. Đi theo Hoàng đế có lão Thừa tướng và cả một lũ nịnh thần. Lão Thừa tướng tâu: “Muôn tâu, bệ hạ có thấy đẹp không ạ? Mầu sắc, hoa văn tuyệt mĩ đến thế là cùng!”. Hoàng đế nghĩ thầm: “Hừ, quái thật! Sao ta chẳng nhìn thấy gì cả. Gay thật! Ta mà ngu ư? Hay ta không phải là một vị đế vương nhân đức? Thế này thì không còn gì nhục nhã cho bằng!”. Nhưng rồi ngài cũng phải trả lời lão Thừa tướng: “Đẹp! Đẹp lắm!”.
Bọn nịnh thần tất nhiên là chúng chẳng nhìn thấy gì. Nhưng tất cả đều phụ hoạ: “Thật là tuyệt đẹp!”. Bon chúng còn khuyên Hoàng đế nên mặc bộ quần áo bằng thư vải vô song này trong lễ rước Thần sắp tới.
Suốt đêm, trước ngày lễ rước Thần, hai tên thợ dệt ngồi trước khung cửi làm việc dưới ánh sáng của 16 ngọn đèn dầu, để tỏ ra hăng hái làm cho kịp bộ quần áo của Hoàng đế. Khi dệt xong, chúng giả vờ thao tac như lấy vải ra khỏi khung cửi, rồi cầm chiếc kéo rõ to cắt sần sật vào không khí, xong cầm cái kim không có chỉ khâu khâu đính đính…Cuối cùng chúng reo lên: “Bẩm quần áo xong rồi ạ!”.
Hoàng đế và các quan đại thần đến. Hai tên thợ may trịnh trọng giơ tay như nâng bộ quần áo, tâu:
- Bẩm đây là quần ạ! Đây là áo ạ! Đây là áo choàng ạ! Quần áo này nhẹ như tơ nhện, mặc vào như không có gì trên mình, mà đấy mới chỉ là một trong nhiều đặc tính quý báu của loai vải đặc biệt này. Muôn tâu, cúi xin bệ hạ cởi quần áo ra và đứng trước gương lớn để chúng thần mặc quần áo mới cho bệ hạ.
Hoàng đế cởi hết quần áo. Hai tên lưu manh làm ra bộ mặc từng cái quần, cái áo mới vào người Hoàng đế, rồi quàng tay qua thân ngài như thể khoác đai lưng cho ngài. Hoàng đế quay đi quay lại ngắm nghía trước gương.
Giữa lúc đó quan Trưởng tế đến tâu: “Muôn tâu Hoàng thượng, long tán đã đến, cúi xin Hoàng thượng đi rước Thần!”. Hoàng đế đáp: “Ta đã sẵn sàng!”.
Các quan Thị vệ có nhiệm vụ đỡ duôi áo. Họ thò tay sát đất giả vờ như cầm một vạt gì đó, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình đó trên tay, mà không dàm nói là mình chẳng nhìn thấy gì!
Các quan Thị vệ có nhiệm vụ đỡ duôi áo. Họ thò tay sát đất giả vờ như cầm một vạt gì đó, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình đó trên tay, mà không dàm nói là mình chẳng nhìn thấy gì!
Cùng đoàn rước Thần, Hoàng đế đang ung dung đi dưới chiếc long tán vàng thêu ngọc dát sáng loà. Bỗng có một đứa trẻ con thốt lên:
- Ô…Hoàng đé cởi truồng kìa!”...
* *
Văn hào Andersen đã phê phàn chế độ vua quan phong kiến đương thời một cách sâu cay như vậy. Nhưng có lẽ do các nước phương Tây. cụ thể là châu Âu phát triển sớm hơn và nhanh hơn các châu lục khác. Họ giàu có hơn, văn minh hơn và biết quý trọng tài năng cũng như quyền tự do của con người hơn. Cho nên, chẳng những Andersen đã không bị trừng phạt, trái lại nhiều vị quốc vương các nước bắc Ấu còn coi việc được bắt bàn tay gây guộc của nhà văn là điều vinh dự. Văn hào còn được nhà vua Đan Mạch, Thuỵ Điển trao tặng huân chương danh dự, và tha thiết mời nhà văn ra giữ một chức vụ gì đó, dù chỉ là tượng trưng, để triều đình được thơm lây. Nhưng nhà văn đã tìm mọi lý do khước từ, để chuyên tâm vào việc sáng tác.
* *
“Chọc trời, khuấy nước, mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
(Nguyễn Du)
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
(Nguyễn Du)
Nghe đâu khi đọc xong Truyện Kiều, vua Tự Đức bảo: “Nếu Nguyễn Du còn sống thì phải nọc cổ ra đánh ba roi!” (hay năm bẩy chục roi gì đó). Thật may cho cụ Nguyễn Du và cũng là may cho nhân dân nước ta. Nếu lúc bấy giờ Đức ngài nổi đoá lên mà ban ra một cái lệnh “tiêu huỷ”. Thì hậu thế chẳng còn đâu Truyện Kiều nũa mà đọc. Và cả Unesco cũng chẳng còn Truyện Kiều để tôn vinh Thi hào Nguyễm Du là Danh nhân Văn hoá thế giới. Rồi cả trường hợp vừa qua của ộng Joe Bider, Phó Tổng thống Hoa Kỳ cũng vậy.
Nếu Truyện Kiều bị vua Tự Đức đốt mất rồi, thì hẳn là trong tiệc chiêu đãi Tổng bí thứ Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (7/7/2015), ông Bider cũng chẳng còn cơ duyên để lấy hai câu Kiều hay nổi tiếng như vậy. Hai câu đó là:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”
Và cũng ông vua này, trong một bữa tiệc, do cắn phải lưỡi, vua liền lấy đó ra đề thơ cho các quan. Ai có thơ hay sẽ được thưởng mỗi câu 10 lạng bạc.
Sau ít phút im lặng, cụ Nguyễn Hàm Ninh, quan Thái sư đương triều xin đọc:
Sau ít phút im lặng, cụ Nguyễn Hàm Ninh, quan Thái sư đương triều xin đọc:
“Thuở bác sinh ra, chú chửa sinh
Từ sinh ra chú, bác làm anh
Ngọt bùi, cay đắng cùng chia sẻ
Cột nhục đang tâm nghiến đứt tình”
Từ sinh ra chú, bác làm anh
Ngọt bùi, cay đắng cùng chia sẻ
Cột nhục đang tâm nghiến đứt tình”
Vua khen thơ hay, thưởng 40 lạng bạc. Nhưng rồi hạ lệnh phạt tác giả Vì bài thơ đã ám chỉ chuyện vua Tự Đức nghe lời dèm pha định chém anh ruột là Thiệu Bảo. Cụ Hàm Ninh liền tuột quần chịu tội. Tự Đức giận quá định xử chém. Nhưng lại sợ mang tiếng chém thày dạy cha mình, nên chỉ đánh đòn rồi tha cho cụ về làm thư dân. (Rút trong bài Dẻ Quê của Nguyễn Quang Vinh – Báo Văn nghệ số tết Ất Mùi 2015).
* *
Nhà văn Andersen sinh năm 1805, mất năm 1875. Vua Tự Đức sinh năm 1828, mất năm 1883. Hai người đã có 43 năm cùng tại thế. Cho nên rất có thể trong khi ở bên kia trời Tây, một nhà văn đã từng dùng ngòi bút của mình lột truồng vị Hoàng đế của nước mình ra, đang được nhận huân chương. Thì ở bên này trời Đông cũng có một vị Hoàng đế đang lột truồng quan Thái sư đương triều, và là thầy dạy học của cha mình để đánh đòn, chỉ vì mấy câu thơ chân thực bị coi là “phạm thượng”!
* *
Nhà văn Andersen sinh năm 1805, mất năm 1875. Vua Tự Đức sinh năm 1828, mất năm 1883. Hai người đã có 43 năm cùng tại thế. Cho nên rất có thể trong khi ở bên kia trời Tây, một nhà văn đã từng dùng ngòi bút của mình lột truồng vị Hoàng đế của nước mình ra, đang được nhận huân chương. Thì ở bên này trời Đông cũng có một vị Hoàng đế đang lột truồng quan Thái sư đương triều, và là thầy dạy học của cha mình để đánh đòn, chỉ vì mấy câu thơ chân thực bị coi là “phạm thượng”!
“Cha sinh không bằng thày dạy”. Tự Đức là ông vua được lịch sử ghi nhận có học vấn uyên thâm nhất trong cấc đời vua triều Nguyễn, mà hành xử như vậy. Chắc Đức ngài coi tài năng và phẩm giá con người chẳng là cái gì đấu, hỉ?...Và ở đây, nếu chúng ta làm một lần so sánh nữa, giữa các ông Hoàng đế cùng thời với nhau ở phương Tây và phương Đông, thì Hoàng đế Tự Đức của nhà Nguyễn ta cũng chẳng là cái gì đấy, hỉ?...
Vua Tự Đức |
Đó là chuyện thời xưa. Còn bây giờ? Vâng. Bây gìờ cũng chẳng thiếu, nếu không muốn nói là nhiều, hay rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã bị “đánh”. Chỉ có điều kiểu đánh bây giờ văn minh hơn. Họ không bị lột truồng ra như quan Thái sư triều Nguyễn. Nhưng về sự đau đớn thì chẳng có kiểu đánh nào bằng!...
Nhưng thôi, dù sao thì đó cũng là chuyện của thì quá vãng. Hiện tại và tương lai mới là quan trọng. Từ tâm tư, tình cảm và tầm suy nghĩ hạn hẹp của một người đoc và người yêu quý nền văn học nghệ thuật nước nhà. Chúng tôi thấy nền văn học nghệ thuật nước ta cũng nên đổi mới như nền kinh tế. Để các nhà văn, nhà báo được tự do phản ánh xã hội trung thực, khách quan, tốt khen, xấu chê…
Và ta cũng nên làm theo các nước Đan Mạch, Thuỵ Điển hơn trăm năm trước. Tặng thưởng huân chương cho nhà văn nào có tác phẩm phê phán thói hư tật xấu sâu sắc như kiểu: “Bộ quần áo mới của hoàng đế”…
Nếu làm được như vậy, chắc rằng nền văn học nghệ thuật nước ta rồi sẽ có những tác phẩm xứng đáng với đời sống của nhân dân và đất nước.
Tạ Hữu Đỉnh
TP Uông Bí, ngày 10-8–2015
(Sưu tầm trên mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét