Có người chỉ tôi ăn vài lá Rau Má mỗi ngày có thể trị và ngừa bệnh gout vì biết tôi bị bệnh này. Năm ngoái tôi vào Garden World, tìm mua, lúc đó tôi và bà xã đi loanh quanh trong khu vực rau cải và gia vị nhìn qua, nhìn lại tìm hoài cũng không thấy. Đi qua khu bán cây thuốc (herb), bà xã tôi chỉ mấy chậu nhỏ xíu đề medicinal herb. Mỗi chậu một cây có khoảng 5-6 lá bán giá $4.99. Để chắc ăn, tôi hái một lá vò nát và ngửi thì chắc chắn đúng nó rồi.
Mua về, tôi trồng vào một thùng mốp, để kế bên cửa ra vào của phòng gia đình. Mỗi ngày mỗi tưới nước, nó lớn rất mau và nhảy ra nhiều cây con, khoảng 2 tháng sau là có khoảng mười mấy cây con và nhiều lá, có thể ăn được rồi. Nhưng chỉ được một tuần rồi thưa dần và quên luôn. Đôi khi thấy nó mọc nhiều quá, mọc đầy thùng và tràn ra ngoài, tôi cắt vào cho bà xã nấu canh thịt. Không hiểu sao nước canh thì xanh mà chẳng có mùi rau má mà lại lat lẽo quá nên chẳng ai thích.
Hôm nay, dọn dep mấy cái chậu cũ, tình tờ thấy tấm giấy giới thiệu về cây Rau Má mà tôi chưa từng đọc qua. Tấm giấy có in mặt trước hình cây Rau Má và hàng chữ lớn "Arthritis Herb" phía dưới có thêm hàng chữ Medicinal Herb, mặt sau của tấm giấy có ghi: "2 leaves a day are said to ease arthritis discomfort".
Hồi nào tới giờ dân ta biết chắc chắn là Rau Má có tính giải nhiệt, uống nước rau má cho mát và nó còn có một vài công dụng khác nhưng đâu có đề ý. Chính vì vậy, tôi lên mạng tìm xem công dụng của rau má như một loại thảo dược như thế nào và rồi biết thêm rằng Rau Má cũng có tai hại với sức khỏe. Mời các bạn cùng đọc:
RAU MÁ
Rau Má là cây mọc hoang khắp nơi trong ở VN và các nước Á Châu, Người VN gọi là Rau Má, Tích Tuyết Thảo hay Lôi Công Thảo. Tiếng Anh thì gọi là Pennywort, Swamp Pennywort, Round Pennywort,...Tiếng Hoa thì gọi là 崩大碗, 雷公根, 积雪草,蚶殼草,..
Tên khoa học: Centella Asiatica (L.) Urb. Syn. Hydrocotyle asiatica L., họ Cần (Apiaceae). .
Bộ phận dùng: Cả cây (Herba Centellae), dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
Thành phần hoá học chính: Saponin triterpenoid (acid asiatic, asiaticosid), tinh dầu, flavonoid (kaemferol, quercetin), alcaloid, steroid, tanin…
CÔNG DỤNG VÀ TÁC HAI BẤT NGỜ CỦA RAU MÁ
Rau má có nhiều công dụng nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rau má cũng có những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.
CÔNG DỤNG VÀ TÁC HAI BẤT NGỜ CỦA RAU MÁ
Rau má có nhiều công dụng nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rau má cũng có những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.
Rau má – Thảo dược tốt cho sức khỏe
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa bệnh và làm đẹp rất tốt. Bạn có thể chế biến với nhiều cách như ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống đều rất tốt cho cơ thể.
Tốt cho hệ tim mạch
Theo tin tức trên trang Ngôi sao/Báo VnExpress, rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Làm đẹp da, chống lão hóa
Hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác động lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da.
Ngoài ra, những chất chống oxy hoá, khoáng chất trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.
Làm lành vết thương
Một loại hóa chất trong rau má được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
Giảm stress, lo âu
Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.
Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.
Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai, điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, liền sẹo...
Tác hại đáng sợ nếu dùng nhiều rau má
Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, tình hàn cao vì thế không nên lạm dụng rau má. Theo thông tin trên báo Gia đình và xã hội, nếu dùng nhiều rau má có thể dẫn đến nhưng hậu quả xấu:
Gây nhức đầu, mất ý thức thoáng qua
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua… Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.
Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai
Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.
Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.
Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu
Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Ăn rau má bao nhiêu thì tốt?
Rau má là một loại rau ăn bình thường và vì chưa thấy ngộ độc nên nhiều người vẫn cứ dùng thường xuyên, nhưng quan điểm của Đông y thái quá thì bất cập, ăn nhiều quá thì dễ sinh bệnh.
BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội khuyến cáo nên có chế độ sử dụng rau má hợp lý, tránh tác động không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40 gram rau má trở lại, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Ngoài ra, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng…
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)
(Sưu tầm trên mạng)
Link tham khào:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét