Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

TRƯỜNG BẠCH SƠN

Mấy hôm trước (12/2015) ngồi nghe một tin giờ chót trên HK-TVB, nói ban nhạc nữ Moranbong của Triều Tiên đã hủy bỏ những buổi biểu diễn ở Bắc Kinh và tức khắc về nước. Tôi cũng chẳng lưu ý vì mấy ngoại trừ nhìn tấm hình trên TV các cô mặc áo khoát lạnh màu kaki và cô nào cũng trẻ đẹp. (Khoảng một giờ trước tôi có share một bản tin về chuyện này của The Telegraph - UK).
Chính trị mà hơi sức đâu mà để ý, nhưng có một bài viết khác nói nguyên nhân là vì TQ không muốn ban nhạc này chơi bài 우리에겐 백두산이 있다 (For Us, there is Paektu Mountain, Núi Paektu của dân tộc chúng ta). Đúng hay sai không biết. Xin đừng bàn về chánh trị nhé,
Paektu Mountain nghe hơi lạ phải không các bạn nhưng nếu nói là "Trường Bạch sơn" thì nghe quen quen phải không. Chữ "Paektu" có nghĩa là "Bạch Đầu" (白頭) đó. Nghe đến núi Trường Bạch nếu mà các bạn mê tiểu thuyết võ hiệp thì chắc chắn bộ não của mình sẽ link ngay tới "Nhân Sâm ngàn năm" (千年人蔘) hay "Băng sơn tuyết liên" (冰山雪蓮) những món thuốc có thể làm cho người bệnh gần chết sống lại.
Nếu ai biết rồi thì thôi, còn ai không biết thì cùng tôi đọc một số tài liệu về dãy núi này theo Wikipedia.



TRƯỜNG BẠCH SƠN

Núi Trường Bạch, còn gọi là núi Bạch Đầu, núi Paektu, là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Với chiều cao 2.744 mét, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Mãn Châu.
Tên gọi trong tiếng Triều Tiên 백두산, 白頭山, Paektusan (phiên âm Hán-Việt là Bạch Đầu Sơn), nghĩa là "núi đầu trắng". Tên gọi tiếng Trung Hoa 長白山, 长白山, là Changbai và tiếng Mãn là Golmin Šanggiyan Alin, cả hai đều có nghĩa là "núi trắng mãi". Trước kia núi này Trung Quốc gọi là 太白山 (Thái Bạch sơn).



Một hồ miệng núi lửa lớn, gọi là hồ Thiên Trì (천지, 天池), nằm trong một hõm chảo núi lửa trên đỉnh ngọn Trường Bạch.
Lịch sử:
Núi Trường Bạch từ xa xưa đã được dân địa phương tôn kính như một ngọn núi thiêng. Người Triều Tiên và người Mãn đều coi nơi này là đất tổ của dân tộc họ.
Triều Tiên
Người Triều Tiên coi núi Bạch Đầu là quê hương nguyên thủy của dân tộc Triều Tiên và Bạch Đầu là ngọn một trong ba ngọn núi thiêng. Huyền sử khai quốc của Triều Tiên bắt đầu từ núi Bạch Đầu nên các triều đại sau vào thời kỳ Tam Quốc, Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều đề cao địa vị linh thiêng của núi Bạch Đầu.


Dã sử Triều Tiên kể rằng nước Cổ Triều Tiên (2333 TCN–108 TCN) được khai sanh trên núi Bạch Đầu. Các vương quốc kế tiếp như Phù Dư, Cao Câu Ly, Bột Hải, cùng Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều cử hành các nghi lễ tế tự thờ núi Bạch Đầu.
Văn tịch đầu tiên dùng địa danh Bạch Đầu là vào thế kỷ thứ 10; sách đó chép rằng người Nữ Chân vượt sông Áp Lục đến cư ngụ ở khu vực núi Bạch Đầu. Sau đó sử ký Vương quốc Triều Tiên (1392–1910) thường nhắc tời núi Bạch Đầu qua những trận phun lửa như năm 1597, 1668, và 1702. Khu vực núi Bạch Đầu cũng là nơi vua Triều Tiên Thế Tông vào thế kỷ 15 đã cho đốc công củng cố đồn lũy dọc theo sông Đồ Môn và sông Áp Lục, biến ngọn núi này thành mốc ranh giới tự nhiên giữa Triề Tiên và các dân tộc du mục phương bắc.
Khu vực Bạch Đầu vốn hiểm lắm rừng rậm rạp nên khi Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên, các lực lượng vũ trang kháng Nhật thường rút về đó. Lực lượng du kích cộng sản Triều Tiên trong cuộc nội chiến thập niên 1950 cũng dùng Bạch Đầu làm hậu cứ.


Theo chính sử của Bắc Hàn thì Kim Nhật Thành đã tổ chức lực lượng du kích kháng Nhật trên núi Bạch Đầu và đây cũng là nơi Kim Chính Nhật ra đời, gắn liền với huyền thoại ngọn núi thiêng. Tuy nhiên tài liệu ngoại quốc thì ghi rằng Kim Nhật Thành đúng ra hoạt động trong lãnh thổ Liên Xô và Kim Chính Nhật cũng sinh ra trên đất Liên Xô chứ không phải núi Bạch Đầu.
Trung Quốc
Núi Trường Bạch lần đầu tiên được ghi nhận trong Sơn Hải Kinh với tên gọi Bất Hàm Sơn (不咸山). Nó cũng được gọi là Đan Đan Đại Lĩnh (單單大嶺) trong Hậu Hán thư phần Đông Di liệt truyện. Trong Tân Đường thư quyển 219-Bắc Địch Bột Hải truyện, người ta gọi nó là Thái Bạch Sơn (太白山)[7]. Tên gọi hiện tại trong tiếng Trung là Trường Bạch Sơn (長白山) lần đầu tiên được sử dụng vào thời nhà Liêu (907-1125)[8] và sau đó là nhà Kim (1115-1234)


Nhà Kim (1115–1234) phong cho thần núi Trường Bạch tước hiệu là "Hưng quốc Linh ứng vương" (興國靈應王) vào năm 1172 và sau này phong là "Khai thiên Hoành thánh đế" (開天宏聖帝) vào năm 1193. Trong thời kỳ nhà Thanh, hoàng đế Khang Hi gọi núi Trường Bạch như là nơi sinh truyền thuyết của hoàng gia nhà Ái Tân Giác La sau một cuộc nghiên cứu, mặc dù hiện nay nó không còn được ủng hộ nữa. Ông đặt ra một khu vực cấm quanh núi, mặc dù hiện nay vẫn còn tranh cãi rằng nó là một phần của Triều Tiên hay của Trung Quốc. Nhà Thanh duy trì các nghi lễ tế tự hàng năm đối với ngọn núi này, cũng giống như nhà Kim trước đây.


Theo Wikipedia
(Sưu tầm trên mạng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét