Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

KIM BÌNH MAI (金瓶梅)

Cách đây mấy trăm năm, bộ tiểu tuyết "Kim Bình Mai"(金瓶梅) phải nói là quá hiện thực và vượt quá khuôn khổ đạo đức của thời đại phong kiến nên có người đã xếp nó vào loại dâm thư, Nhưng đâu phải như vậy, bộ tiểu thuyết này, tôi có mướn về đọc đôi lần nhưng không lần nào đọc hết vì cũng chán lắm không hào hứng gì lắm đâu, qua bàn tay phù thủy của các ông đạo diễn tài ba thì làm cho cốt truyện đã thành dâm thư thật sự với hơn chục bộ phim "cấp 3 & cấp 4" vể đề tài "Kim Bình Mai", đạo diễn khác thì làm phim về Võ Tòng, Võ Đại Lang, Võ Tòng Sát Tẩu...cũng như trong văn học VN, có người cũng quá gay gắt với Truyện Kiều:
"Đàn ông chớ kể Phan, Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
Với Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du phóng tác dựa theo tiểu thuyết " Kim Vân Kiều truyện" (金雲翹傳) của Thanh Tâm Tài Nhân (青心才人) nhưng với "Kim Bình Mai" thì hoàn toàn là một cuốn tiểu thuyết hư cấu. Hôm nay mình tạm tìm hiểu đôi chút về cuốc tiểu thuyết này qua phần giải nghĩa của Wikipedia, để ít nhất mình cũng biết đôi chút nội dung chớ không phải ghép nó là một "dâm thư" rồi không biết ý nghĩa hiện thực của nó.

KIM BÌNH MAI (金瓶梅)
Kim Bình Mai (金瓶梅, Jīnpíngméi), tên đầy đủ là Kim Bình Mai từ thoại 金瓶梅词话 (Truyện kể có xen thi từ về Kim Bình Mai); là bộ tiểu thuyết dài gồm 100 hồi của Trung Quốc.


Đây là "bộ truyện dài đầu tiên mà cốt truyện hoàn toàn là hư cấu sáng tạo của một cá nhân". Trước đó, các truyện kể đều dựa ít nhiều vào sử sách hoặc truyện kể dân gian, và đều là sự chắp nối công công sức của nhiều người. Tên truyện do tên ba nhân vật nữ là Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi và Bàng Xuân Mai (潘金莲、李瓶兒、龐春梅) mà thành.
Theo một số nhà nghiên cứu văn học, thì tác giả là một người ở Sơn Đông không rõ họ tên, có bút hiệu là Tiếu Tiếu Sinh 笑笑生 (có nghĩa là "Ông thầy cười").
Có thể nói trong các tiểu thuyết viết về "nhân tình thế thái" (nói gọn là "thế tình", tức "tình đời") ở Trung Quốc, thì đây là truyện có tiếng nhất, đã khiến cho nhiều người bàn luận.
Vài nét về bộ truyện
Theo bài tựa của Hân Hân Tử 欣欣子 ở trong sách Kim Bình Mai từ thoại, thì tác giả là Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh 蘭陵笑笑生 (có nghĩa là "Ông thầy cười" ở Lan Lăng) hay nói gọn là Tiếu Tiếu Sinh.
Song đây chỉ là bút hiệu, còn tên thật của tác giả là gì thì có nhiều lời đồn đoán, như đó có thể là Hân Hân Tử, là Vương Thế Trinh, hoặc là: Lý Khai Tiên, Triệu Nam Tinh, Tiết Ứng Kỳ,...nhưng tất cả đều không đủ chứng cứ để chắc chắn. Vì vậy, trong cuốn Vạn Lịch dã hoạch biên, Thẩm Đức Phù chỉ nói tác giả là một "đại danh sĩ" thời Gia Tĩnh (niên hiệu vua Minh Thế Tông từ 1522 đến 1566). Ý kiến này có thể xác đáng, vì thời gian sáng tác và thời gian sống của tác giả khá ăn khớp nhau.


Tuy chưa thể quả quyết, nhưng qua tác phẩm có thể thấy, tác giả dùng tiếng địa phương Sơn Đông rất thành thạo, và Lan Lăng chính là tên cũ của huyện Dịch thuộc tỉnh Sơn Đông; vậy rất có thể tác giả là người Sơn Đông, và từng sống ở Bắc Kinh, vì trong tác phẩm hầu như đều lấy nơi đây làm bối cảnh.
Kim Bình Mai có lẽ viết xong vào khoảng từ năm Long Khánh thứ 2 (niên hiệu của vua Minh Mục Tông) đến năm Vạn Lịch thứ 30 (niên hiệu của vua Minh Thần Tông), tức từ 1568 đến 1602, nhưng phải 8 năm sau (1610) tác phẩm mới được khắc in, vì bị ghép vào loại "dâm thư".
Theo nhà văn Lỗ Tấn, ban đầu chỉ có bản chép tay. Sau, Viên Hoằng Đạo có thấy được vài hồi, bèn đem ghép với Thủy Hử truyện, và gọi là Ngoại điển. Đến năm 1610, tác phẩm mới được khắc in ở Ngộ Trung. Nhưng vì hồi 53 đến hồi 57 đã khuyết mất, nên có người (không rõ là ai) đã phải viết bổ sung.
Những bản Kim Bình Mai hiện còn chia làm hai loại:
Kim Bình Mai từ thoại. Đầu quyển có bài tựa của Long Châu Khánh, là người đất Đông Ngô, viết năm Vạn Lịch thứ 15 (1617) đời nhà Minh.
Nguyên bản Kim Bình Mai, viết vào khoảng những năm Thiên Khải đời nhà Minh (Niên hiệu của Minh Hy Tông, từ 1621 đến 1627).


Sự khác nhau chủ yếu của chúng thể hiện ở chỗ nửa đầu của hồi thứ nhất, hồi thứ 53 và hồi thứ 54 là hoàn toàn khác nhau về lối hành văn, thí dụ như ở loại 1 phần lớn là từ, thì ở loại 2 phần lớn lại là thơ....
Nội dung sơ lược:
Tác phẩm Kim Bình Mai vốn được phát triển từ một số tình tiết trong tác phẩm Thủy Hử (từ hồi 23 đến hồi 26) của Thi Nại Am.
Nội dung truyện chủ yếu mô tả cuộc đời nhiều tội ác và trụy lạc của nhân vật Tây Môn Khánh西門慶 , hiệu Tứ Truyền, là người Thanh Hà, vốn là chủ một hiệu thuốc nhưng không ưa đọc sách, chỉ giỏi chơi bời phóng đãng, lại kết bạn với một bọn du côn đàng điếm.
Ông này đã có một vợ chính và ba người thiếp, nhưng thấy Phan Kim Liên có nhan sắc, ông liền lập mưu giết chết chồng nàng là Võ Đại (trong Thủy Hử truyện ghi là Võ Đại Lang), rồi cưới nàng làm thiếp.
Võ Tòng (em trai Võ Đại) báo thù, giết lầm người khác nên Tây Môn Khánh vẫn không can gì...Sau đó, Tây Môn Khánh còn mua Lý Bình Nhi về làm vợ lẽ, và gian dâm với người hầu gái của Phan Kim Liên là Bàng Xuân Mai.
Nhờ thông đồng với quan lại, Tây Môn Khánh trở thành một cường hào. Rồi nhờ nhận Thái Kinh (một trọng thần) làm cha nuôi, ông được bổ làm một chức quan coi việc xử án trong huyện, nên tha hồ đổi trắng thay đen để ức hiếp dân lành. Có tiền, có thế, ông ta lại càng ăn chơi phóng đãng, hoang dâm vô độ, để rồi cuối cùng lâm bạo bệnh mà chết (hồi thứ 80).
Tiếp theo, Kim Liên và Xuân Mai (lúc này không còn Lý Bình Nhi vì đã ốm chết ở hồi 63) lại thông dâm với con rể của Tây Môn Khánh là Trần Kính Tế. Việc bị phát giác, cả hai bị Nguyệt Nương, vợ cả của Tây Môn Khánh, đuổi khỏi nhà. Võ Tòng tình cờ gặp Kim Liên ở nhà Vương bà bèn giết chết (hồi 87).


Phần Xuân Mai thì bán cho viên quan họ Chu (Chu Tú), được ông này yêu lại có con nên được làm vợ cả. Gặp lại Trần Kính Tế, Xuân Mai giả gọi là em, tìm cách đưa vào nhà để thông dâm như cũ. Khi quan họ Chu đi đánh Tống Giang có công, được thăng quan, Kính Tế cũng được thăng làm tham mưu vì có dự phần. Đến hồi 99, Kính Tế bị đâm chết vì kết oán với Trương Thắng. Khi quân Kim tràn vào lấn cướp, Chu Tú tử trận, Xuân Mai sau đó cũng chết đột ngột vì dâm dục quá độ với người con chồng là Chu Nghĩa (hồi 100).
Gặp cảnh nước nhà loạn lạc, Nguyệt Nương dắt đứa con trai độc nhất của họ Tây Môn là Hiếu Ca trốn chạy. Dọc đường, gặp một nhà sư cho biết Hiếu Ca chính là kiếp sau của Tây Môn Khánh, phải xuất gia đầu Phật mới khỏi nạn. Nghe lời, Nguyệt Nương bèn gửi con vào cửa Phật, sau trở thành nhà sư Minh Ngộ.
Một vài đánh giá:
Trong Kim Bình Mai, hiện thực được phản ánh là bộ mặt thật của xã hội phong kiến thời Minh, từ sau Chính Đức (1521) đến giữa Vạn Lịch (1570-1620).
Tác giả muốn thông qua nhân vật điển hình là Tây Môn Khánh để vạch trần sự xấu xa bỉ ổi của xã hội lúc bấy giờ một cách khách quan, cụ thể và chi tiết. Trong cuộc hội thảo quốc gia về bộ truyện này ở Trung Quốc năm 1987, đã khẳng định giá trị phê phán và hiện thực của tác phẩm và vị trí quan trọng của nó trong quá trình phát triển chủ nghĩa hiện thực. Vì thế, nó đã được phép phát hành rộng rãi và dựng thành phim.
Theo Lời Tựa của một "Danh sĩ đời Minh" (và cũng là tác giả), viết vào mùa hạ năm Gia Tĩnh thứ 37 (Mậu Ngọ, 1558) đề ở đầu bộ truyện, thì đây là một tác phẩm mà các nhân vật đều tuân theo luật "báo ứng", cốt để người đọc "sợ sệt mà tự răn mình, đồng thời tự di dưỡng tâm tính". Vì thế, theo GS. Lương Duy Thứ, tác giả đã đưa người đọc đến một kết luận rằng: cuộc đời chỉ là sự minh họa cho chân lý nhà Phật "sắc không, không sắc", và rốt cuộc giải pháp cũng chỉ có thể là con đường "Minh ngộ" (có nghĩa hiểu được chân lý của sự giác ngộ) mà thôi.


Và cũng theo giáo sư, trong lịch sử văn học Trung Quốc "phải đợi đến Kim Bình Mai mới xuất hiện một kiểu nhân vật thoát ly hẳn lịch sử, và có sự đa dạng trong tính cách, không còn ‘trắng đen minh bạch’ như trước kia. Song, cũng vì hướng nhân vật theo luật 'quả báo', nên tính cách nhân vật thay đổi có phần gượng ép, thí dụ như Lý Bình Nhi trước kia hung ác hiểm độc, sau lại hiền lành nhu nhược; Phan Kim Liên trước kia kín đáo để ranh ma, sau lại đứng đắn tử tế"....
Về mặt nghệ thuật, tác giả đã sáng tạo được một số nhân vật rất điển hình (Tây Môn Khánh, Phan Kim Liên, Bàng Xuân Mai,...), đồng thời có tài làm cho các tính cách nhân vật khác nhau khá rõ. Một điểm đáng chú ý nữa, đó là người viết đã vượt qua nhiều khuyết điểm của loại chuyện chương hồi khác; có nghĩa là tác giả người "viết chuyện" chứ không phải là người "thuật chuyện", vì thế những sự việc tiếp diễn đều do nhân vật tự bộc lộ. Riêng phần phong cách ngôn ngữ trong truyện, nhìn chung là trong sáng, dí dỏm và trau chuốt.
Giai thoại:
Tương truyền thân phụ của Vương Thế Trinh 王世貞 (một trong số người từng được coi là tác giả của Kim Bình Mai), là Vương Dư bị Nghiêm Tung ám hại. Lúc bấy giờ uy thế của Nghiêm Thế Phồn (con trai độc nhất của Nghiêm Tung) rất mạnh nên Vương Thế Trinh không làm gì được. Biết Nghiêm Thế Phồn là người rất thích đọc truyện khiêu dâm, Vương Thế Trinh bèn viết ra bộ Kim Bình Mai rồi tìm cách đưa đến. Ở mỗi góc tờ sách đều có tẩm thuốc độc, để khi Nghiêm Thế Phồn lấy tay thấm vào môi lật sách thì sẽ bị ngộ độc mà chết…


Vì thế, mới có người đem câu truyện trên (được gọi là "Khổ hiếu thuyết") đặt lên đầu bộ truyện Kim Bình Mai. Song theo Nguyễn Huy Khánh, đây chẳng qua là một câu chuyện truyền khẩu không căn cứ. Có thể vì thấy chuyện dâm ô quá, sợ mất tiếng Vương Thế Trinh, nên mới bày thêm chuyện "Khổ hiếu thuyết" để biện giải cho họ Vương.
Thông tin liên quan:
Kế tục Kim Bình Mai, thời Vạn Lịch lại có chuyện tên là Ngọc Kiều Lý, nghe nói cũng là do tác giả Tiếu Tiếu Sinh viết, nhưng nay đã thất truyền. Đại để, sách này cũng như sách trước (chỉ Kim Bình Mai), thảy đều đặt ra chuyện nhân quả báo ứng. Võ Đại kiếp sau hóa làm dâm phu, Tây Môn Khánh thì làm người đàn ông si ngốc...
Ngoài ra còn có Tục Kim Bình mai gồm 64 hồi, do Đinh Diệu Cang, người Sơn Đông biên soạn, làm xong khoảng đầu đời Thanh. So với Kim Bình Mai, tuy cũng thuộc loại "nhân tình thế thái", nhưng nội dung cả hai bộ đều kém xa
(theo Wikipedia)


PHƯỢNG TÍM

Thời học sinh, khi nhìn thấy những cành Phượng Vĩ bắt đầu đơm bông là biết gần kề 3 tháng nghỉ Hè phài xa trường, xa bạn, xa thầy cô mà mỗi lần trở lại là có thiếu vắng một vài người. Ở Úc không có hoa Phượng đỏ, không biét tại sao lại không thấy trồng. Thành phố Greater Dandenong mấy năm gần đây dọc theo 2 bên đường đã dùng một loại cây giống như cây Điệp, cây Phượng có lá kép như vậy chắc cùng họ nhưng bông thật nhỏ và phài nói là rất xấu. Cũng may ở Úc lại có một loại hoa thay cho Phượng đỏ mà mọi người thường gọi là Phượng tím dù không nhiều nhưng nếu chạy xe trên đường thỉnh thoảng cũng trông thấy loài hoa Phượng tím trổ hoa rất đẹp nhất là trong mất tháng hè ở Úc.

Ở Việt Nam, Phượng tím được trồng nhiều ở Đà Lạt cũng như Phượng đỏ thì coi như là đặc trưng của thành phố Hải Phòng. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi chút về loại hoa này nhé. Trước tiên thì nên đọc bài thơ nói về nó:




Phượng tím Đà Lạt
Tác giả: Tuyền Linh

Em về Đà Lạt sáu hai ? (*)
Điểm tô nhan sắc buộc cài nhân gian
Em qua khắp phố khắp làng
Khiến bao du khách ngỡ ngàng sắc hoa

Em không là tím hoa cà
Cũng không tím Huế mà là tím…thương
Tôi xin một chút hoang đường ?
Mai xa Đà Lạt còn vương vấn tình 

Sắc hoa màu nhớ lung linh
Đi vào tâm thức như mình với ta
Đà Lạt muôn sắc ngàn hoa
Nhưng em dị biệt nhìn là rất riêng

Chút tình lãng mạn không tên
Cái màu dễ nhớ khó quên mất rồi !
Tím e ấp, tím cả trời
Mai xa Đà Lạt đầy vơi nỗi niềm

Tôi từng qua cả trăm miền
Vẫn lưu luyến mãi vùng thiêng đất nầy
Màu hoa phượng tím còn đây
Cánh hoa nhỏ ấy chứa đầy chiêm bao

Tuyền Linh

(*) Cây phượng tím do kỹ sư Lương Văn Sáu ( Hội viên Hội hoa hồng Pháp ) đem về Đà Lạt gầy giống năm 1962.



Ý nghĩa loài hoa phượng tím


Nếu ai đã có dịp đến Đà Lạt vào đầu xuân sẽ có dịp chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên thơ mộng nhờ vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa phượng tím. Màu tím nhẹ nhàng thanh thoát giữa rừng hoa màu sắc Đà Lạt khiến cho con người ta có cảm giác lưu luyến đến lạ lùng.

Ở đất nước ta có lẽ hoa phượng đỏ không còn là cái tên quá xa lạ với mỗi người, hoa phương đỏ với sắc màu rực rỡ báo hiệu mùa hè đã về. Còn loài hoa phượng tím nhẹ nhàng mang màu mơ mộng, là loài hoa có ý nghĩa thương nhớ, thủy chung như màu hoa ban. Những chùm hoa phượng tím rũ xuống nhẹ nhàng và buông lơi như ngóng trong một điều gì đó thật xa xăm…


Nói về cây phượng tím thì nó cùng họ với phượng đỏ, chiều cao trung bình từ 10 đến 15 mét, tán lá tỏa rộng khoảng 7 đến 10 mét. Cành lá phượng tím thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép nên khi không có hoa chẳng khác gì loài phượng đỏ. Tuy nhiên vào mùa hoa nở, khắp cả cây đều là màu tím mơ mộng thân thương, hoa trổ rực rỡ một khoảng trời thơ mộng. Hoa phượng tím hình ống dài từ 4 đến 5cm thành từng chùm màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát không giống hoa phượng đỏ. Thời gian từ khi hoa ươm nụ đến khi tàn rụng thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Các chùm hoa ở đầu cành lại tiếp tục nở ra một đợt hoa mới. Đặc biệt loài hoa phượng tím mùa nở kéo dài khá lâu có thể từ 4 đến 6 tháng.

Giống phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập đến Neepal, Ấn Độ... cây thích hợp với không khí nhiệt đới và cận nhiệt. Vào những năm đầu thập kỷ 1970 thì phượng tím được du nhập vào Đà Lạt và có lẽ loài cây hoa này cũng thích hợp với những vùng mát như Tam Đảo, Lai Châu ở Việt Nam...


Nhờ tán cây rộng mát mẻ nên phượng tím được trồng làm cảnh ở những công viên và ven đường. Nhưng khả năng tạo độ mát của cây không lớn vì tán lá khá thưa. Riêng trong công viên, vì không phải quét dọn mỗi ngày như trên đường phố, sau vài ngày hoa rụng trên mặt đất sẽ có một thảm hoa màu tím cuốn hút nhiều người. Nhặt bông hoa phượng tím khẽ cài lên mái tóc sẽ khiến các thiếu nữ càng trở nên xinh đẹp hơn bao giờ hết.

Phượng tím được trồng bằng hạt nên việc nhân rộng giống hoa này hơi khó, thế nên sau khi đã du nhập một số cây vào Việt Nam việc nhân rộng khá chậm vì không thể giâm cành. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 2–3 năm, khi cây còn khá thấp (người lớn có thể với tay tới hoa).

Những du khách may mắn đến với thành phố mộng mơ Đà Lạt vào dịp phượng tím nở sẽ được đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của loài hoa mang ý nghĩa thương nhớ và thủy chung này. Tận tay cầm bông hoa, chụp những tấm ảnh với loài hoa phượng tím nhẹ nhàng sẽ tạo nên vẻ đẹp và sự mộng mơ, thương nhớ thật xa xăm.


Đi dọc theo những con đường uốn lượn nên thơ, bạn sẽ nhìn thấy những chùm hoa phượng tím ngơ ngẩn trong gió và khẽ lác đác buông mình xuống những lòng đường tạo nên hơi thở hiền hòa riêng tư rất Đà Lạt. Khẽ đứng dưới tán cây, ngắm những bông hoa màu tím nhẹ nhàng, lòng mỗi người bất chợt lại tương tư, muốn sống nhẹ nhàng phiêu bồng trong những khung bậc cảm xúc yêu đương…

Theo: Hoa Sài Gòn


LỚP HỌC LỊCH SỬ

Các lớp học lịch sử thường làm cho bọn trẻ buồn ngủ và do đó, cũng không mấy khó hiểu khi chúng tỏ ra vui mừng vì được biết hôm nay có thể về sớm. Bà giáo tuyên bố: “Bất cứ em nào trả lời được câu hỏi của tôi, có thể ra khỏi lớp trước khi chuông reo”

Thật là tuyệt vời, Dick nghĩ như vậy vì nó biết rằng mình rất thông minh và có thể trả lời bà ấy vanh vách như một cuốn bách khoa toàn thư.

“Nào, bắt đầu. Ai đã nói: đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc?”

“J.F. Kennedy thưa cô !” – một cô gái đầu bàn đã kịp giơ tay và dĩ nhiên cô nàng có thể ung dung ra về.

“Tốt lắm Allen, câu tiếp theo đây: Ai đã nói Tôi có một giấc mơ…?”

“Ô”, thêm một cô nàng khác đã cướp lời trước, “Martin Luther King”.

Cáu lắm, Dick buột miệng “Khi nào thì cái lũ ấy mới câm cái mồm thối tha của chúng nhỉ?”
Bà giáo sửng sốt và thét lớn “Ai đã nói câu ấy?”

“Bill Clinton thưa cô” – Dick mừng rỡ – “Bây giờ em có thể về được rồi phải không ạ?”

(Sưu tầm trên mạng)





VÌ SAO NOEL CẦN CÓ CÂY THÔNG ?

Lịch sử lễ Giáng Sinh:
Giữa những năm 2000 trước Công nguyên, theo lịch của người Celte, mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea tượng trưng cho sự sống liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, người ta dùng hoa quả và lúa mì để trang trí cho cây. Năm 354, nhà thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Giê-su lấy ngày 25/12/để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Tuy nhiên, cây Noel thực sự lại xuất hiện trễ hơn rất nhiều.
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface, trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.


Thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái cấm của bà Eva. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII cây sapin xuất hiện tại Châu Âu, nói chính xác hơn là vùng Alsace. Từ "cây Noel" được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Cũng vào thời kỳ đó, hình ảnh ngôi sao gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu trở nên phổ biến. Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.

Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa bằng cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng sinh. Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã nhanh chóng trở thành một tập tục ở Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ sau tập tục đó mới đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh năm 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp.

Đầu thế kỷ thứ 19, cây Noel được du nhập vào nước Anh nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria và rất được tán thưởng. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là Victorian Tree (Cây thời Victoria). Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu. Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Nó cũng được người dân những nước như Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, tán thưởng trong thời kỳ này.
Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và trưng cây Noel. Vì thế, cây Noel là hạnh phúc của mọi người, từ người già cho đến trẻ nhỏ.
(Sưu tầm trên mạng)

HELLO VIETNAM

Hôm nay xem một clip video của một bạn FB post lên với cái tựa là "Xin chào! Việt Nam". Clip rất hay hình ảnh đep, tiếng đàn vĩ cầm tuyệt vời. Mới xem xong tôi hơi buồn vì lầm tưởng cả Việt Nam không có một người đẹp nào hết sao mà lại đem cô gái Hàn quốc làm biểu tượng để giới thiệu về ngành du lịch Việt? 

Tưng tức nên vội lên mạng tìm hiểu thì thấy mình là sai lầm. Rất sorry! Vì đây là một MV của cô nhạc sĩ Hàn quốc quá yêu Việt Nam đã thực hiện để giới thiệu về Việt Nam và những nơi cô đã đi qua. Lần theo đó tôi mới biết thêm vè cái tựa "Xin chào Việt Nam" được dịch từ bài hát "Bonjour Vietnam". Có lẽ nhiều bạn sẽ chưa biết được thông tin này. Tôi đã sưu tầm rồi nên muốn chia sẻ cùng các bạn:


BONJOUR VIETNAM

"Bonjour Vietnam", nguyên thủy là một bài hát tiếng Pháp, sáng tác bởi Marc Lavoine, và biểu diễn đầu tiên bởi ca sĩ người Bỉ gốc Việt Phạm Quỳnh Anh. Dịch ra tiếng Việt, tên bài hát có nghĩa là Xin chào Việt Nam, nội dung bài hát nói về tình cảm của một Việt kiều sinh ra xa quê hương dành cho đất nước Việt Nam.


Sau khi ra đời, bài hát đã gây tiếng vang lớn đặc biệt là trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Từ cuối năm 2005, dù ca khúc chưa được phát hành chính thức nhưng đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện Internet, như một thông điệp về tình yêu Việt Nam và được nhiều người yêu thích.



Bonjour Vietnam (Lời: Pháp)
                                         


Có người đã dịch ra tiếng Việt, trích đoạn:Nói tôi nghe tên nước tôi khó đọc,Quẩn quanh tôi khi mở mắt chào đời,Kể tôi nghe cố hương đầy dĩ vãng,Mắt sầu tôi xao xuyến suốt một thời....
                                   
Theo lời Quỳnh Anh: "Bonjour Vietnam là nhạc phẩm đầu tay và chiếm chỗ đứng quan trọng trong tim tôi. Bài hát này viết về tôi và những tâm tình của tôi. Bài hát nói về quê hương nguồn cội mà tôi chưa hề có dịp về thăm (...)"

Trung tâm Thúy Nga đã tổ chức nhiều đêm diễn cho các cộng đồng người Việt Nam trên thế giới với bài hát này. Từ năm 2008 đã có lời Anh cho bài hát này với tựa đề "Hello Vietnam" (không nên nhầm lẫn với bài hát Hello Vietnam do Tom T. Hall sáng tác và được Johnnie Wright trình diễn). Tháng 5 năm 2008, Quỳnh Anh đã chính thức hát bài "Hello Vietnam" trong chương trình Paris by Night 92, một chương trình ca nhạc tiếng Việt của Trung tâm này.





Bài hát này cũng đã được biểu diễn nhiều lần trong các chương trình âm nhạc của Đài truyền hình Việt Nam nhân dịp Phạm Quỳnh Anh về nước cuối năm 2008.

Tiếp nối thành công, Phạm Quỳnh Anh đã cho ra đời đĩa đơn với tên "Hello Vietnam", trong đó có bài hát với lời bằng tiếng Anh.



(Theo Wikipedia)


Xin chào Việt Nam (Lời: Việt)


NGHỆ SĨ VIOLIN HÀN QUỐC ĐI KHẮP VIỆT NAM ĐỂ LÀM MV "XIN CHÀO! VIỆT NAM"

Nghệ sĩ violin điện tử xứ sở kim chi vừa ra mắt MV "Xin chào Việt Nam" sau 2 năm rong ruổi từ miền Tây sông nước đến Sa Pa mù sương.

J.Mi là nghệ sĩ violin điện tử có tiếng ở Hàn Quốc. Sau một lần đến Việt Nam du lịch, cô đã bén duyên và quyết định ở lại sinh sống cũng như lập nghiệp.


Nhac sĩ violin điện Hàn Quốc J. Mi

Vào năm 2014, J.Mi đã lần đầu tiên giới thiệu MV mang tên Let’s dance the night tới khán giả Việt Nam. MV đầu tiên này được coi như sự thử nghiệm mang tính thăm dò thị hiếu khán giả và thị trường giải trí Việt đối với một nghệ sĩ chơi nhạc cụ cổ điển.

Sau MV mang tính thử nghiệm, cô lần lượt xuất hiện ở rất nhiều sự kiện văn hoá cũng như giải trí như lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội giao lưu văn hoá và du lịch Việt – Hàn, đêm trao giải Mai Vàng.

Trong khoảng thời gian 2 năm, J.Mi cũng dành nhiều thời gian để khám phá, thăm thú đất nước Việt Nam và bị mê hoặc trước cảnh đẹp nơi đây.


J.Mi là nghệ sĩ violin điện tử người Hàn Quốc, sau một lần đến Việt Nam du lịch đã bén duyên và quyết định ở lại sinh sống cũng như lập nghiệp.

Cô đi từ đồng bằng tới miền núi, cao nguyên tới miền biển, tới đâu J.Mi cũng mang tiếng đàn du dương của mình để phục vụ khán giả. Dù violin điện tử vẫn được xem là nhạc cụ kén người nghe, nhưng J.Mi biết cách để những ai từng được nghe tiếng đàn của cô đều có ấn tượng và cảm nhận tốt đẹp.

Sau 2 năm rong ruổi trên khắp đất nước, J.Mi quyết định thực hiện MV Xin chào Việt Nam tựa gốc là Bonjour Vietnam, một bản nhạc nổi tiếng của nghệ sĩ người Bỉ gốc Việt - Phạm Quỳnh Anh. 



MV "Xin chào Việt Nam"

Chia sẻ về sản phẩm, J.Mi cho biết: "Khi nghe bài hát này tôi cảm nhận như có điện chạy rần rần trong người, lời bài hát như chính tình cảm của tôi dành cho mảnh đất và con người Việt Nam".

Qua MV, khán giả có thể dễ dàng bắt gặp những địa danh nổi tiếng của đất nước trải dài từ TP.HCM đến Sa Pa với nhiều địa danh nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, đô thị cổ Hội An, ruộng bậc thang miền núi Tây Bắc, cho tới những đồng bằng trù phú đồng bằng sông Cửu Long.

J.Mi mong muốn qua tiếng đàn cô có thể kể một câu chuyện hấp dẫn, đầy trải nghiệm về mỗi miền đất Việt Nam mà đã đi qua tới bạn bè tại quê nhà Hàn Quốc và bạn bè quốc tế.






Khuê Tú

Theo Zing.vn


Hello Vietnam (Lời: Anh)



HOA GIÁNG SINH (HOA TRẠNG NGUYÊN)

Hoa Trạng Nguyên– Poinsettia là loại hoa đẹp với nhiều ý nghĩa. Những câu chuyện, truyền thuyết và nguồn gốc về hoa trạng nguyên có nhiều điều thú vị. Cùng Sài Gòn Hoa tìm hiểu ý nghĩa hoa trạng nguyên, một loài hoa đẹp nhé!

Còn được gọi là hoa Giáng sinh, nguồn gốc cây trạng nguyên là một huyền thoại. Truyền thuyết kể rằng có một cậu bé tên là Pablo không đủ tiền mua một món quà để dâng lên Chúa Kitô vào đêm Giáng sinh, cậu đã ao ước có một món quà dâng chúa nhưng cậu quá nghèo, và cuối cùng cậu đã chọn một ít cỏ dại từ hai bên đường đi với hy vọng Chúa sẽ tha thứ cho món quà nhỏ bé, nghèo nàn này. Khi mang món quà đến, nó được chúa chấp nhận bởi Ngài thấy được tấm lòng, sự yêu thương trong đôi mắt của Pablo. Lập tức những cành cỏ dại biến thành những bông hoa màu đỏ rực rỡ, có màu đỏ mà bây giờ chúng ta gọi là cây trạng nguyên, và mọi người đã chứng kiến ​​một phép lạ trong đêm Giáng sinh ấy. Kể từ đó, hoa trạng nguyên được xem là biểu tượng của giáng sinh, là món quà dâng lên Chúa, là phép màu trong tâm hồn.



Hoa trạng nguyên là cây trồng trong chậu phổ biến, đặc biệt trong dịp Giáng sinh. Tại Mỹ, hoa Trạng nguyên có một lịch sử khác, chúng được đặt tên sau khi đại sứ đầu tiên của Mỹ đến Mexico, Tiến sĩ Joel Robert Poinsett người đã giới thiệu loại cây này đến Hoa Kỳ vào năm 1825. Say mê những bông hoa đỏ rực quyến rũ này, ông vận chuyển một số về tặng bạn bè của mình Charleston, South Carolina. Đây là nguồn gốc của việc đặt tên những cây hoa trạng nguyên trong thế kỷ này- Poinsettia, theo tên của ông. Trạng nguyên cũng được gọi bằng tên khác như hoa mùa đông, hoa tôm hùm, lá lửa Mexico, ngôi sao giáng sinh và hoa giáng sinh.


Ở Việt Nam, nguồn gốc của hoa trạng nguyên cũng gắn liền với tên của chúng. Trong dân gian Việt Nam, chuyện xưa kể rằng: Một cậu học trò lên kinh ứng thí, ngày đêm ôn luyện, quyết tâm đỗ trạng nguyên, trên đường lên kinh ứng thí, cậu thấy một cây lá xanh ven đường. Thấy có duyên lạ lùng. Sau khi thi xong đỗ trạng nguyên trở về làng. Ngang qua con đường ấy, anh bỗng nhận thấy trên ngọn cây những chiếc lá xanh ngày nào, giờ trở thành màu đỏ, dường như cây cũng đang chúc mừng anh thi đỗ. Trong lòng anh vui và hớn hở vô cùng. Từ đó, anh gọi cây này là cây hoa Trạng Nguyên. Dù là tên gọi gì, cây hoa Trạng Nguyên vẫn tượng trưng cho nét cao quí nhưng mộc mạc dịu dàng. Nó biểu hiện sự đoàn tụ, niềm hạnh phúc, bình an và niềm tin tưởng ở tương lai.


Trạng nguyên được dùng là hoa cảnh chúc mừng mang ý nghĩa sâu sắc cũng bởi truyền thuyết trên, người ta tặng nhau hoa trạng nguyên với mong muốn chúc cho nhau thành đạt, đỗ đạt, thành công trong cuộc sống, thi cử, làm ăn hoặc học hành.


Ngày tốt nghiệp, một chậu hoa trạng nguyên chúc mừng được gửi đến tận nhà cùng tấm thiệp xinh xắn với lời chúc mừng, chắc hẳn trong lòng người nhận phải vui và cảm động đến chừng nào.

Theo Sài Gòn Hoa


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

CHỈ CÓ CÁ CHẾT MỚI TRÔI THEO DÒNG NƯỚC

Cuộc sống thật khó khăn và những quy tắc của chúng ta là để nói lời cảm ơn với Đức chúa trời* về điều đó. Nếu cuộc sống nhẹ nhàng và đơn giản, chúng ta đã không được thử thách, không được sống hết mình và được tôi bởi ngọn lửa của cuộc sống.
Chúng ta sẽ không lớn lên, không học được gì, không thay đổi được gì và cũng chẳng thể thoát ra khỏi chính mình. Nếu cuộc đời là những chuỗi ngày êm ả thì rồi chẳng sớm thì muộn chúng ta sẽ buồn chán. Nếu không có những ngày mưa tầm tã, cũng sẽ chẳng có niềm hân hoan khi sau cùng những cơn mưa thôi rơi và chúng ta có thể chạy ra bãi biển. Nếu cuộc đời chỉ toàn những điều dễ dàng, chúng ta sẽ không mạnh mẽ hơn được.
Vì vậy, hãy cảm ơn vì cuộc đời là cả một cuộc vật lộn và chỉ có những con cá chết mới phó mặc mình cho dòng nước chảy. Với những con cá còn lại, như chúng ta, sẽ có lúc lội ngược dòng lên với thượng nguồn. Chúng ta sẽ phải vật lộn với thác nước, với những con đập và những trận lũ hung bạo. Nhưng chúng ta không có sự lựa chọn. Chúng ta phải tiếp tục bơi hoặc sẽ bị lũ quét đi. Và mỗi lần quẫy đuôi, chúng ta càng mạnh mẽ hơn, học được nhiều hơn và hạnh phúc hơn.


Một thống kê cho thấy về hưu là điều thật tệ đối với nhiều nam giới. Thậm chí, rất nhiều người trút hơi thở cuối cùng mà chỉ có vài phút để giao lại trọng trách cho một ai đó**. Vì thế, hãy tiếp tục bơi hỡi những chú cá nhỏ, hãy cứ tiếp tục bơi đi.
Cuộc sống là thế, ý nghĩa của cuộc sống là thế: Một chuỗi những cuộc vật lộn và cả những khoảng lặng.


Bạn hãy xem mỗi lần thất bại là một cơ hội cải thiện. Chúng chỉ giúp bạn mạnh mẽ hơn thay vì yếu mềm đi. Hãy gánh vác nhiều thứ nhất mà bạn có thể. Tất nhiên cuộc chiến chẳng bao giờ đến hồi kết thúc nhưng sẽ có những khi tạm lắng - những vùng nước lặng là nơi chúng ta có thể nghỉ ngơi và hưởng thụ vài phút trước khi chướng ngại tiếp theo lại ập đến và cuốn chúng ta đi. Cuộc sống là như thế, ý nghĩa của cuộc sống là như thế: một chuỗi những cuộc vật lộn và những khoảng lặng. Cho dù bạn đang trong hoàn cảnh nào thì sớm muộn rồi hoàn cảnh cũng sẽ thay đổi. Vậy, bạn đang ở giai đoạn nào? Đang đấu tranh hay đang tạm nghỉ ngơi trong chốc lát? Bạn đang ngụp lặn trong cơn mưa hay đã ra đến biển? Bạn đang học hỏi hay đang hưởng thụ thành quả? Bạn là chú cá chết hay là một chú cá hồi khỏe mạnh?
Những quy tắc trong cuộc sống

Tác giả: Richard Templar

(Sưu tầm trên mạng)

ĐÂY MỚI THỰC LÀ "THƯỢNG THIỆN NHƯỢC THỦY"

Một người thương nhân trẻ tuổi bị đối tác làm ăn bán đứng mất hết cả chì lẫn chài, cuộc sống và sự giầu có trở thành trắng tay, thống khổ muôn phần tưởng như không sống nổi, muốn nhảy xuống hồ tự vẫn quách cho xong. Anh gặp một vị thiện tri thức đang ngồi tĩnh tọa “quán thủy” bên hồ nước, bèn đem hết tất cả các sự tình cùng cảnh ngộ của mình giãi bày với vị thiện tri thức.
Vị thiện tri thức trong nét mặt khoan hậu mỉm cười, khuyên bảo và đưa anh ta về nhà mình rồi kêu anh dời chuyển một tảng băng đá lớn từ trong hầm nhà mình lên. Thương nhân quả nhiên không hiểu chuyện gì, cũng không được một lời giải thích, nhưng anh vẫn làm theo, di chuyển tảng băng lạnh ra ngoài. Sau khi khối băng lạnh đã đưa lên, thiện tri thức nói: “hãy dùng lực chặt phá nó!”. Người thương nhân tìm lấy cây búa đến và đập, những trọng thanh mãnh liệt không do dự dồn đập xuống cũng chỉ có thể tạo ra những đường nứt nhỏ li ti in lại trên mặt tảng băng đá kia, người thương nhân lại vung búa lên, cố hết sức bình sinh đập tảng băng. Một hồi cũng chỉ có được chút mạt băng vụn bắn ra, anh ta hổn hển thở dốc và lắc đầu: “Tảng băng đá này thực là quá cứng!”.


Vị thiện tri thức không nói mà đem tảng băng đặt lên nồi sắt nấu. Theo độ nóng dần tăng lên tảng băng đá cũng dần dần tan ra. Thiện tri thức nói: “Cậu từ trong việc này có lĩnh ngộ được ra những gì không?”.
Người thương nhân nói: “Là có một chút lĩnh ngộ! Cách thức mà tôi đối phó với tảng băng là không đúng. Không nên dùng búa phá, ngộ được là nên dùng lửa đốt”. Thiện tri thức lắc đầu. Người thương nhân lộ rõ vẻ mặt khó xử, cung kính khom người xin được thỉnh giáo (chỉ dạy).
Thiện tri thức trịnh trọng, nghiêm túc nói: “Cái mà tôi muốn để cho cậu thấy được, là bảy loại cảnh giới thành công trong cuộc đời!”.
Băng tuy làm từ nước nhưng lại cứng so với nước gấp trăm lần. Càng trong hoàn cảnh giá lạnh ác liệt nó lại càng thể hiện ra đặc tính vững chắc kiên cường như sắt thép của mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ nhất trong cuộc đời – "Bách chiết bất nạo" (百折不撓 trăm lần bẻ cũng không cong – từ chối bao lần cũng không nản lòng).


Nước hóa thành hơi ẩm hòa vào trong không khí, làm nên độ ẩm của không khí, nước có trong khí, khí là vô hình, nếu khí tụ tập cùng nhau trong một phạm vi nhất định sẽ hình thành tụ khí, sẽ càng biến thành lực lớn vô cùng, động lực vô song. Đây là loại cảnh giới thành công thứ hai trong cuộc đời – "Tụ khí sinh tài." (聚氣生財)
Nước tịnh hóa vạn vật, làm sạch vạn vật, vô luận vạn vật trên thế gian cho dù dơ bẩn như thế nào, nước đều mở rộng lòng mình bao bọc, tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó, nước từ từ tịnh hóa, lắng đọng làm sạch chính mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ ba trong cuộc đời – "Bao dung tiếp nạp" (包容接納 Bao dung tiếp nhận).
Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ nơi cao xuống chỗ thấp, gặp vật cản ngăn trở nó vẫn kiên nhẫn vô hạn, nếu gặp phải tảng đá méo mó gai nhọn góc cạnh như củ ấu, nước sẽ mài tròn góc cạnh ấy, nước chẩy đá mòn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ tư trong cuộc đời – "Dĩ nhu khắc cương" (以柔克剛 Lấy nhu thắng cương).
Nước có thể dâng cao hạ thấp. Khi ở trên cao nước hóa thành mây mù, ở dưới thấp hóa thành mưa và tụ thành sương, nhiều dòng nước nhỏ chẩy rót tụ lại thành sông, từ trên cao xuống nơi thấp, cao như tận áng mây bay, thấp nhập cùng biển lớn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ năm trong cuộc đời – "Năng khuất năng thân" (能屈能伸 Có thể co, có thể giãn).


Nước tuy là lạnh nhưng lại có một tấm lòng lương thiện. Nó không tranh không đấu, còn nuôi sống vạn vật trên thế gian, nhưng lại không đòi báo đáp. Đây là loại cảnh giới thành công thứ sáu trong cuộc đời – "Chu tế thiên hạ" (周濟天下 Chu cấp tiếp tế giúp đỡ thiên hạ).
Sương mù tựa như phiêu diêu vô hình, nhưng nó lại có thân thể tự do nhất. Nó có thể tụ thành mây, kết thành mưa, hóa thành hình ảnh giọt nước hữu hình, lại có thể tán ra thành không hình không ảnh, bay nhãng lơ lửng giữa đất trời. Đây là loại cảnh giới thành công thứ bảy trong đời người – "Công thành thân thoái" (功成身退 Đạt được thành công thì nên lui về, nhún nhường).
"Nhân tâm như thủy" (人心如水) – tâm người như nước, nên năng lực mỗi người không đồng đều, thiện ác không giống nhau, mong muốn và tham vọng không cùng như nhau, nguyên nhân là bởi vì mỗi người có các cảnh giới khác xa nhau mà thôi.
"Nhân sinh như thủy, thủy như nhân sinh" (人生如水, 水如人生.)
Cuộc sống như nước, nước là giống như cuộc sống…
Dịch giả: Tâm Nguyễn
(Sưu tầm trên mạng)


這才是真正的“上善若水”
.
一位年輕的商人被搭檔出賣,人財兩空,痛不欲生,想跳湖自盡。他在湖邊碰上了一位觀水靜坐的智者,便將自己的境遇逐一細述。
智者微笑着將他帶回家中,令其從地窖里搬出一塊偌大的堅冰。商人雖然百思不得其解,但還是照做了。冰塊搬出來后,智者吩咐:“用力砍開它!”商人找來斧頭便砍,不料猛烈的重擊,只能在冰面上劃下一道細微的印記。商人又掄起斧頭,全力劈鑿。一會兒,對着掉落的冰屑,他氣喘吁吁地搖頭:“這冰實在太硬了!”
智者不語,將冰塊放在鐵鍋中煮。隨着溫度的升高,冰塊慢慢融化。智者問:“你從中有所領悟沒有?”商人說:“有些領悟了。我對付冰塊的方式不對,不該用斧頭劈,得用火燒。”智者搖頭。商人面露難色,鞠躬請教。智者語重心長地說:“我所讓你看到的,是成功人生里的七種境界。”
冰雖為水,卻比水強硬百倍。越在寒冷惡劣的環境下,它越能體現出堅如鋼鐵的特性。這是成功人生的第一種境界:【百折不撓】。



水化成氣,氣看無形,若氣在一定的範圍內聚集在一起形成聚力,便會變得力大無窮,動力無比。這是成功人生的第二種境界:【聚氣生財】。
水凈化萬物,無論世間萬物多臟,它都敞開胸懷無怨無悔地接納,然後慢慢凈化自己。這是成功人生的第三種境界:【包容接納】。
水看似無力,自高處往下流淌,遇阻擋之物,耐心無限,若遇菱角磐石,即可把菱角磨園,亦可水滴石穿。這是成功人生的第四種境界:【以柔克剛】。
水能上能下,上化為雲霧,下化作雨露,匯涓涓細流聚多成河,從高處往低處流,高至雲端,低入大海。這是成功人生的第五種境界:【能屈能伸】。
水雖為寒物,卻有着一顆善良的心。它從不參與爭鬥,哺育了世間萬物,卻不向萬物索取。這是成功人生的第六種境界:【周濟天下】。


霧似飄渺,卻有着最為自由的本身。聚可雲結雨,化為有形之水,散可無影無蹤,飄忽於天地之內。這是成功人生的第七種境界:【功成身退】。
人心如水。之所以有能力懸殊、善惡不同、生死之欲,皆因各自境界不等罷了。
人生如水、水如人生。
來源: 新浪博客
(網上搜查)


NGHE QUA NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY THẾ NÀO!

Y tế nước Úc có lẽ là một trong những nước tiên tiến và tốt nhất thế giới, gần như miễn phí hoàn toàn cho mọi người và tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc chu đáo. Cầu kỳ hơn bạn có thể mua bảo hiễm y tế tư để được quyền chọn lựa bác sĩ hay bệnh viện tư mà bạn thích.
Người VN qua Úc đi khám bệnh coi như là vô tội vạ vì khỏi phải trả tiền, nếu là người già hay thất nghiệp thì mua thuốc trả rất rẻ vì có tài trợ của chánh phủ. Có nhiều người gặp bác sĩ VN còn yêu cầu ra toa thuốc theo ý muốn, muốn thuốc mạnh, thuốc trụ sinh, để mau hết, thuốc nhẹ lâu hết là chê ông bác sĩ không giỏi.
Cái tư tưởng cũ rít muôn đời không muốn tiến bộ từ quan niệm về cuộc sống, về gia đình, về chính trị, về giáo dục.... nói chung rất là "out of date" và lại không bao giờ muốn "update" trong cuộc sống mới.
Bệnh mà muốn mau hết thì phải có thuốc trụ sinh mạnh thì đúng là:
"Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào"
Mời các bạn đọc bài sau của BS Lương Lễ Hoàng, cái ý của BS Hoàng viết thì chắc chắn ai cũng biết nhưng dường như ở VN không có nhiều người muốn nghe:



NGHE QUA NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY THẾ NÀO!

Xứ mình bao giờ cũng có điểm khác người. Thuốc trụ sinh là mặt hàng bán ế nhất trong dược phòng phương Tây. Thuốc trụ sinh hầu như chỉ được áp dụng một cách thận trọng và giới hạn trong điều trị nội trú tại các quốc gia Âu Mỹ. Trong khi đó, không cần phải làm thống kê cũng thừa hiểu về số lượng thuốc trụ sinh đang được tiêu thụ mỗi ngày ở Việt nam. Đồng ý là tình trạng bội nhiễm vẫn còn là gánh nặng của ngành y tế. Nhưng ở đây còn có vấn đề thói quen.

Trong đa số trường hợp, phía sau câu nói ví von “đau Nam, chữa Bắc” thường là ý nghĩa châm biếm loại nhà điều trị chữa bệnh qua kiểu đoán mò. Một số không ít trong giới bác sĩ Tây y có thói quen áp dụng ngạn ngữ này với ngụ ý xem nhẹ thao tác điều trị của thầy thuốc Đông y cổ truyền, cho dù nhiều khi chưa hẳn đã hiểu rõ thuật điều trị của thầy lang.



Nói thế không phải để bênh vực cho thầy lang. Tôi chọn một quan điểm đơn giản hơn. Nếu Hippocrates, y tổ ngành Tây y, đã khẳng định “Ai chữa lành, người đó có lý” thì người bệnh có đau Nam, đau Bắc như thế nào bất kỳ, thầy thuốc muốn chữa Đông, trị Tây gì cũng được, miễn là có hiệu quả thật sự, miễn là người bệnh hài lòng với kết quả thực tế.
Xin đơn cử một dẫn chứng cụ thể về mối tương quan giữa phương tiện và mục tiêu: bội nhiễm đường hô hấp dưới dạng viêm xoang, viêm phế quản… là bệnh chứng hiện nay thường gặp trong nước, thậm chí quá thường đến độ phải lo ngại! Nhiều đồng nghiệp trong nước hiện có khuynh hướng áp dụng tương đối rộng rãi nhiều loại thuốc trụ sinh. Người bệnh dù muốn hay không thì trước sau cũng phải đối đầu với hai phản ứng phụ rất phổ biến của dược phẩm kháng sinh: rối loạn tiêu hóa và mất quân bình vi sinh trên nền ruột. Triệu chứng điển hình là tình trạng biếng ăn, khó tiêu, táo bón hay ngược lại tiêu chảy sau thời gian dùng thuốc trụ sinh. Thêm vào đó, chức năng giải độc của khung ruột cũng từng bước trở nên mỏi mệt. Người bệnh, do đó, bên cạnh khuynh hướng dễ bị mụn nhọt, mẩn ngứa… sẽ rơi dần vào tình trạng mệt mỏi, dễ cảm khi trái gió trở trời, nghĩa là lại bị bội nhiễm đường hô hấp! Thực trạng này là điều khó tránh chẳng qua vì sức đề kháng của cơ thể không làm sao còn nguyên vẹn sau nhiều hiệp quần thảo với bệnh nguyên và cả với… thuốc kháng sinh!



Như thế, nếu muốn chữa bệnh đường hô hấp mà quên hẳn vai trò hữu ích của lực lượng vi sinh trên nền ruột thì đúng là “đau đâu chữa đó”. Chính vì dùng thuốc kháng sinh theo tinh thần “giết gà bằng dao mổ trâu” mà thầy thuốc tiếp tay đánh gục sức kháng bệnh khi vô tình tiêu diệt cộng đồng vi sinh hữu ích trong lòng ruột. Trên cơ sở vừa trình bày, nếu không “chữa Bắc” bằng cách tiếp tế, bảo vệ và huy động thành phần vi sinh trong khung ruột để góp phần chống bệnh thì “đau Nam” sớm muộn cũng trở thành “bệnh bốn phương tám hướng”!
(trích từ “Thuốc đắng đã tật”)

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

(Sưu tầm trên mạng)