Trước đây, tôi đã giới thiệu đến các bạn cá Toothfish, loại cá sống dưới biển sâu vùng Nam Cực. Tôi lục lọi, tìm tòi thêm một số thông tin về loại cá này để cho các bạn biết thêm.
Loại cá này có nhiều tên khác nhau tùy theo mỗi quốc gia: Chilean Seabass ở Mỹ và Canada; Merluza Negra ở Argentina, Peru và Uruguay; Legine Australe ở Pháp; Mero ở Nhật Bản và Tây Ban Nha, và Bacalao de Profundidad ở Chí Lợi.
Ở Việt Nam được gọi là Cá Tuyết Patagonian (Patagonian Toothfish) để phân biêt với cá Tuyết (Cod) 2 loại cá không có liên quan với nhau. Cá Toothfish là loại cá hiếm và rất quý, người ta còn gọi là "Vàng trắng của đại dương".
Mời các bạn đọc thêm bài sau đây để thêm một số hiểu biết khác:
SĂN "VÀNG TRẮNG" Ở NAM CỰC.
Vùng biển Nam Cực vốn được mệnh danh là “cung biển chết”, với những tảng băng ngầm hung hãn, luôn đe dọa nhấn chìm bất cứ con tàu nào đi qua đây. Nhưng ở đó có một loài cá tuyết đặc biệt, mà giá trị kinh tế của nó đã khiến cho nhiều ngư dân liều mình bỏ mạng.
SĂN "VÀNG TRẮNG" Ở NAM CỰC.
Vùng biển Nam Cực vốn được mệnh danh là “cung biển chết”, với những tảng băng ngầm hung hãn, luôn đe dọa nhấn chìm bất cứ con tàu nào đi qua đây. Nhưng ở đó có một loài cá tuyết đặc biệt, mà giá trị kinh tế của nó đã khiến cho nhiều ngư dân liều mình bỏ mạng.
Vàng trắng của Đại Dương
Cá tuyết Patagonian là loài sinh vật rất hiếm, chỉ sống ở môi trường nước lạnh bởi chúng có khả năng hình thành chất chống đông máu. Mỗi năm, vùng biển Nam Cực “đón” hàng trăm đoàn tàu thuyền đến đây để săn bắt. Có những con tàu đã phải “chầu chực” ở biển hàng tháng trời chỉ để rình bắt cho bằng được một con cá tuyết.
Các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối việc đánh bắt cá Patagonian do chúng sinh trưởng rất chậm, mỗi con chỉ thực sự trưởng thành sau từ 10-12 năm. Tuy nhiên, loài cá này lại rất được ưa chuộng tại nhiều thị trường và đã được coi là “vàng trắng” do giá trị kinh tế cao. Chúng dễ dàng trở thành mục tiêu của nạn đánh bắt trái phép. Những kẻ trộm cá thường mang hàng thu hoạch được tới một số khu vực gọi là “cảng cướp biển” ở các nước như Namibia và Mauritius. Tiếp đó, những con cá Patagonian sẽ được bán để làm món sashimi được ưa chuộng tại Nhật Bản với giá tới 1.000USD/kg. Trung bình, những con tàu bám trụ ở Nam Cực trong thời gian một tháng, có thể đánh bắt được khoảng 10 đến 15 con cá tuyết.
Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã dự báo ngành đánh bắt cá Patagonian sẽ chấm dứt hoạt động sau từ 2-5 năm nữa, nhưng ngành chức năng đã không ngăn cản được hoạt động khai thác cá Patagonian. Những đoàn tàu cá từ trên khắp thế giới vẫn đổ về Nam Cực, để giải toả cơn khát “vàng trắng” này, trong đó đánh bắt trái phép nhiều gấp năm lần số tàu được cấp phép.
Trọng lượng trung bình của một con cá Patagonian được phép đánh bắt thương mại nặng từ 9 - 10kg. Tuy nhiên, nhiều con trưởng thành thậm chí có thể nặng vượt quá 200kg. Chúng có thể sống lâu tới 50 năm và đạt độ dài tới 2,3m. Khi đêm đến, đó là thời điểm hoạt động mạnh nhất của cá tuyết, đặc biệt là khi có ánh sáng, chúng thường nhe hàm răng, hung dữ như răng thú, nhăm nhe tấn công đối thủ. Thường thì các ngư dân đánh bắt cá tuyết phải sử dụng những mũi câu bằng sắt, hoặc lưới đặc chủng mới có thể chống chọi nổi sự vật lộn của loại cá này. Khi thấy có dấu hiệu tấn công, cá Patagonian thường phát ra những tín hiệu đặc biệt để gọi đồng đội, thậm chí, chúng còn biết cách lẩn sâu dưới những tảng băng và “dụ dỗ” đối thủ tiến xa vào vùng biển nguy hiểm.
Hiểm nguy rình rập
Tính đến nay, đã có khoảng 10.000 người bỏ mạng trên vùng biển Nam Cực bao la, khiến vùng biển này được mệnh danh là “cung biển chết”. Nam Cực là một đại dương có độ sâu từ 4.000 đến 5.000m tại phần lớn các khu vực.
Loài cá tuyết này vẫn được khai thác thương mại và được bán ở Mỹ với tên cá mú Chile, cá Merluza Negra ở Argentina, Uruguay và Mero tại Chile, Nhật Bản. Cái tên cá mú Chile được cho là một chiêu tiếp thị để khiến loài cá này bán dễ hơn do có những luồng dư luận phản đối việc bán cá patagonian.
Những câu chuyện về các con tàu ma, không bóng người trôi nổi trên biển Nam Cực vẫn là nỗi ám ảnh cho những thuyền viên lênh đênh trên vùng biển này. Các thủy thủ đoàn thường truyền tai nhau về câu chuyện của chiếc tàu Mary Celeste huyền thoại có từ cách đây 2 thế kỷ vẫn hiện về trên biển Nam Cực với thức ăn và nước uống trên tàu đủ dùng trong 6 tháng. Hàng hóa còn nguyên, đồ đạc cá nhân của hành khách và thủy thủ vẫn nguyên vị trí, trong đó có cả những vật quý giá. Những người trên tàu thì hoàn toàn biến mất... Câu chuyện về tàu Mary Celeste vẫn được coi là bí ẩn hàng hải lớn nhất mọi thời đại và luôn là lời cảnh báo cho tất cả những tàu, thuyền ghé qua Nam Cực.
Riêng năm 2010, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, 2 chiếc tàu cá Hàn Quốc cùng với hàng chục ngư dân đã phải bỏ mạng ở biển Nam Cực trong khi đánh bắt cá tuyết. Mới đây nhất, chiếc tàu cá Insung số 1 của Hàn Quốc chở 42 người đã bị chìm, trong đó có 4 thuyền viên Việt Nam đã thiệt mạng. Thuyền trưởng của con tàu này Yu Young Sup từng thổ lộ về chuyện không muốn làm việc trên con tàu nữa. Rất có thể Yu đã mệt mỏi với sức ép và sự nguy hiểm do công việc mang lại. Khi Insung số 1 gặp nạn, Yu đã nằm trong nhóm thủy thủ mất tích và giờ có thể đã thiệt mạng.
Năm 2007, một tàu cá của Australia đã từng đuổi theo một con cá tuyết vào sâu “cung biển chết”, khiến chiếc tàu bị chìm chỉ trong nháy mắt khi đâm phải một tảng băng ngầm. Một trong những điểm khiến Nam Cực trở nên nguy hiểm hơn bất cứ nơi đâu là nhiệt độ nước biển Nam Cực luôn dao động từ 28 đến 50oF (-2 đến 10oC). Các trận bão, gió xoáy di chuyển theo hướng đông xung quanh châu Nam Cực và thông thường là mạnh do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng đóng băng và tại một số điểm bờ biển do gió thổi liên tục từ phía trong đã làm cho đường bờ biển không bị đóng băng trong mùa đông.
Các núi băng khổng lồ cao tới vài trăm mét, các phần tách ra của các núi băng hay các đồi băng tạo nên các lớp băng trên mặt biển, trở thành vật cản chết người của những con tàu. Chỉ cần va vào một tảng băng, con tàu sẽ chìm xuống đại dương chỉ trong nháy mắt.
Theo Dân Việt
(Sưu tầm trên mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét