Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH

Thông thường chúng ta hay nói "Vắng như chùa Bà Đanh" để chỉ những nơi vắng vẻ ít người lui tới như vậy chủa Bà Đanh là có thật chớ không phải là huyền thoại hay ví von. Trên mạng có nói về hai ngôi chùa Bà Đanh nơi đất Bắc, một ở Hà Nội và một ở Hà Nam.

VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH

1. Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nộị Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).
Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.
Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đị Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:
Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ
Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con ngườị Ca dao Hà Nội có câu:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.



(Sưu tầm trên mạng)

2. Chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.
Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước đây khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".


Xã Ngọc Sơn được thành lập tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn là Mã Não, Phương Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên. Trước cách mạng tháng 8/1945 mỗi thôn này là một đơn vị hành chính xã thuộc tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 đã nhập thêm xóm Quế Lâm (thuộc thôn Văn Lâm xã Văn Xá) thành xóm 15.
Tháng 4 năm 1986 thị trấn Quế được thành lập. Một số xóm của xã Ngọc Sơn cắt về thị trấn. Hiện nay xã Ngọc Sơn nằm ở trung tâm của huyện lị. Xã nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu ngược Hà Tây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã nằm giáp sông Đáy. Từ đây ta có thể vào Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình hết sức thuận lợi.
Có thể đi bằng các đường sau để đến với di tích:
Từ thành phố Nam Định lên thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10 km là đến với di tích.
Từ Thành Phố Phủ Lý đi đò ngược sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh.
(theo Wikipedia)

3. Chùa Bà Đanh không còn vắng vẻ
“Vắng như chùa bà Đanh” dường như là thương hiệu có một không hai, biến Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) trở thành điểm tham quan gây tò mò cho nhiều du khách.



Chùa Bà Đanh tên chữ là Bảo Sơn Tự thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.
Ngày nay, đường đi lối lại đã thuận tiện hơn, cộng với “thương hiệu” ai ai cũng biết nên lượng khách đến tham quan chùa ngày một đông hơn. Từ Hà Nội, bạn chỉ cần đi thẳng quốc lộ 1 đến thành phố Phủ Lý rồi rẽ phải qua cầu Hồng Phú vào quốc lộ 21, đi khoảng 10 km, đến cầu treo Cấm Sơn sẽ nhìn thấy ngôi chùa cổ kính thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây, nhìn ra con sông Đáy hiền hòa.
Lối dẫn vào chùa hiện đã trải nhựa phẳng lì, hai bên là hàng nhãn, vải xanh rợp bóng. Để vào bên trong tất thảy phải bước qua cổng tam quan, được xây dựng khá uy nghi, hoành tráng. Cổng có ba gian, hai tầng, ở trên là gác chuông, ở dưới là hệ thống cửa gỗ hoa văn đơn giản. Tuy nhiên cổng này chỉ mở khi chùa có đại lễ nên bạn sẽ phải đi qua hai cổng nhỏ ở hai bên với mái ngói cong như hình bán nguyệt.



Bước qua cánh cửa cổng khép hờ là khuôn viên rộng rãi, lát gạch tinh tươm, có đặt các chậu cây cảnh, giỏ phong lan tạo nên không gian hài hòa, xanh mát. Dưới ánh nắng nghiêng chiều, bóng cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh thẳm, ngoài sân gạch hoa đại trắng phủ đầy, trong vườn thoang thoảng hương thơm hoa thảo như nhài, mẫu đơn...
Cây bưởi đỏ trĩu quả được trồng ngay thềm cửa. Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về giống bưởi đỏ hiếm có, khó trồng này khiến ngôi chùa nổi tiếng vắng vẻ càng thêm bí ẩn. Mọi bước chân qua lại dường như khẽ khàng, tiếng nói cũng dịu hơn. Nhờ vậy mà có không ít khách thập phương tìm đến tham quan, lễ bái nhưng chùa vẫn giữ được dáng vẻ trang nghiêm, thanh bình và tĩnh lặng như vốn có.
Là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ…, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân gian là Pháp Vũ trong “tứ pháp” (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong).
Đến chùa, bạn đừng quên chiêm ngưỡng pho tượng Bà Đanh, được tạc theo tư thế tọa thiền trên chiếc ngai đen bóng với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.


Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Ngoài những nghi thức tế lễ truyền thống, chùa còn tổ chức lễ cầu an, rước kiệu và trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co, bơi thuyền chải, cờ người.
Nếu không có dịp đi vào đúng hội, sau khi hành lễ ở chùa, bạn có thể tham quan núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100 m về phía bắc. Tuy không cao lắm nhưng khi đứng trên ngọn núi, bạn có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ.
Hoặc đơn giản, chỉ cần quay ngược lại cầu treo Cấm Sơn là bạn đã có thể đến thăm quần thể đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn nằm ngay đối diện.
Vy An
(theo vnexpress)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét