Thời gian qua xem một số bài viết, một số video clip về những cái tham lam về miếng ăn thấy thật là nản lòng. Có tiền vào ăn buffet mà cứ như là đi ăn giựt như kiểu giựt bia từ chiếc xe hàng bị lật, cũng có những miếng ăn từ những tấm lòng vàng được mang đi giúp cho những trẻ em miền núi có bữa "cơm có thịt".
Ôi miếng ăn như thế nào mà ca dao có câu:
"Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu"
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu"
Hôm nay tôi tìm được một bài về miếng ăn, bài hơi dài nhưng cũng hay lắm đấy:
MIẾNG ĂN
Con Người có ăn mới sống. Cho nên miếng ăn quý nhất đời. Thầy Mạnh Kha nói " Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên" (國以民為本 民以食為天) . Nghĩa là " Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời" . Lấy ăn làm trời tức là quý lắm vậy.
MIẾNG ĂN
Con Người có ăn mới sống. Cho nên miếng ăn quý nhất đời. Thầy Mạnh Kha nói " Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên" (國以民為本 民以食為天) . Nghĩa là " Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời" . Lấy ăn làm trời tức là quý lắm vậy.
Miếng ăn rất quý vì nuôi sống người, nhưng cũng rất tồi vì thường con người vì nó mà chém giết lẫn nhau, vì nói mà xem thường nhân phẩm của mình. Như mang tiếng là " ham ăn", là "háu ăn " , là " chực ăn ", là " đồ ăn vụng " , là " phường ăn tạp " ..vân vân ..., nghe thật không sướng tai tí nào cả .
Nhiều khi chỉ vì một miếng ăn, mà người đời quên cả đại nghĩa. Như Cự Đà nước ta , chẳng hạn.
Nhiều khi chỉ vì một miếng ăn, mà người đời quên cả đại nghĩa. Như Cự Đà nước ta , chẳng hạn.
Cự Đà làm quan triều vua Trần Thái Tông (1225-1258).
Một hôm nhà vua ban xoài đầu mùa cho các quan trong triều. Cự Đà không được phần, đem lòng oán giận.
Năm Đinh Tị (1257), giặc Mông Cổ sang đánh nước ta. Quân ta chống không nổi. Vua và triều thần phải bỏ kinh đô, chạy về đóng ở bên sông Thiên Mục tỉnh Hưng Yên. Cự Đà xuôi dòng chạy trốn, xảy gặp Thái Tử Trần Khoán đi thuyền ngược lên . Thái Tử gọi Cự Đà, nói :
- Quân giặc hiện ở đâu ?
Cự Đà lạnh lùng đáp :
- Hãy tìm bọn được ăn xoài mà hỏi .
Vừa đáp vừa bơi thuyền đi thẳng.
Được ít lâu quân ta đánh đuổi được quân Mông Cổ ra khỏi nước. Trở về kinh đô, Thái Tử tâu vua cha theo phép nước trị tội Cự Đà . Thái Tông đáp:
- Lỗi tại ta.
Rồi bỏ qua không hỏi đến .
Chao ôi ! Chỉ vì một miếng xoài không đáng giá bao lăm, mà đến nỗi bỏ nghĩa tôi chúa ! Nếu gặp phải ông vua hẹp lượng, ít ra cũng rụng một chiếc đầu !
Ca dao có câu :
Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu
Đó là trường hợp Cự Đà vậy .
Nghe câu chuyện Cự Đà chắc có bạn tưởng là một chuyện độc nhất xưa nay . Thưa không. Xưa nay hiếm gì chuyện tương tự . Tôi xin kể thêm một chuyện nữa làm tin : chuyện người đánh xe của Hoa Nguyên, đời Xuân Thu ở Trung Quốc :
Hoa Nguyên là tướng nước Tống.
Quân Sở sang đánh Tống. Vua Tống sai Hoa Nguyên đem quân chống cự . Trước khi xuất chinh, Hoa Nguyên làm thịt dê đãi sĩ tốt . Người đánh xe cho Hoa Nguyên là Dương Châm không được dự tiệc. Khi ra trận Dương Châm bảo :
Tiệc dê hôm qua đặt dưới quyền ngài . Công việc hôm nay ở trong tay tôi .
Nói xong đánh xe chạy thẳng vào giữa địch. Hoa Nguyên bị giặc bắt, quân Tống thua to . Binh Sở lấy được hơn bốn trăm chiến xa với chiến mã bọc thiết giáp, bắt sống được trên 250 tù binh, và cắt tai hơn trăm quân tử trận . Còn Dương Châm thoát được nạn .
Nói xong đánh xe chạy thẳng vào giữa địch. Hoa Nguyên bị giặc bắt, quân Tống thua to . Binh Sở lấy được hơn bốn trăm chiến xa với chiến mã bọc thiết giáp, bắt sống được trên 250 tù binh, và cắt tai hơn trăm quân tử trận . Còn Dương Châm thoát được nạn .
Vua Tống định dâng vua Sở một trăm chíên xa và một trăm cỗ xe tứ mã để chuộc Hoa Nguyên . Nhưng lễ vật chưa đưa sang thì Hoa Nguyên đã trốn khỏi tay địch. Về Tống gặp Dương Châm trước thành, sợ Châm lo ngại, Hoa Nguyên ngỏ lời an ủi:
- Tại con ngựa của nhà ngươi nên mới xảy ra cớ sự .
Dương Châm đáp:
- Đâu phải tại ngựa, chính tại người .
Rồi bỏ trốn sang nước Lỗ .
Sách xưa bàn rằng :
- Dương Châm không đáng làm người . Vì hờn riêng mà làm cho nước bị thua, dân bị hại . Trước pháp luật, không tội nào nặng hơn . Kinh Thi có câu " Nhân chi vô lượng " dùng để chỉ Dương Châm thật xứng đáng .
Đó là vì một miếng ăn mà sanh thù .
Miếng ăn đã sanh được thù, thì lẽ rất nhiên cũng sanh được ân vậy .
Như bát cơm Phiến Mẫu của Hàn Tín.
Hàn Tín là một trong tam kiệt đời Hán .
Lúc còn hàn vi, Tín thường mang gươm đi lang thang hết nơi này đến nơi nọ . Một hôm bị đói cắt ruột, xảy gặp một bà lão giặt vải bên sông, Biết Tín đói, bà lão nhân có mang theo bát cơm, bèn lấy cho ăn. Hàn Tín ghi ơn. Sau mang ấn soái giàu có muôn xe, tìm đến bên sông, thì bà lão đã mất . Để tỏ tấc lòng thành cùng người đã khuất, Hàn Tín lấy ngàn thoi vàng bỏ xuống sông . Không ai biết tên bà lão là gì, nên gọi là bà Phiếu Mẫu, nghĩa là bà mẹ phiếu vải . Và để nói đến ơn người có hảo tâm nhịn miệng cứu người, khách văn thơ thường dùng thành ngữ " bát cơm Phiếu Mẫu :.
Xin kể thêm một chuyện nữa :
Chuyện này cũng như chuyện Hàn Tín, đã xảy ra bên Tàu, bởi vì nước Tàu đất rộng người đông nên mới lắm chuyện để cho những người hay ngứa mồm ngứa mép như tôi có chuyện mà nói cho đỡ buồn . Chuyện xảy ra thời nào và nước nào tôi quên mất, chỉ nhớ lại mà rằng :
Một hôm nhà vua mở tiệc đãi quần thần. Trong bữa tiệc có món chả cá mùi thơm ngon không thể tả . Một người lính hầu thèm nhiểu nước dãi . Một quan hàn lâm trông thấy thương tình. Khi món chả đưa đến, quan hàm lâm lấy phần mình trao cho người lính hầu và nói :
- Ta no quá không ăn được nữa, nhà ngươi ăn hộ ta .
Người lính hầu rất lấy làm ơn .
Sau một thời gian, trong nước có loạn. Giặc đánh vào kinh đô, vua quan mạnh ai nấy chạy . Giặc đuổi theo giết hại rất nhiều . Quan hàm lâm sắp bị khốn thì một tên lính liều thân cứu nạn. Không biết là người nào mà lại hết lòng với mình đến thế , quan mới ân cần hỏi thăm. Người lính cung kính đáp :
- Ngài không nhớ tên lính hầu đã được ngài nhịn món chả ngon cho ăn đó ư ?
Miếng ăn có tác dụng thế ấy, thì người có được miếng ăn ngon tưởng không nên quên những người ở quanh mình, nhất là những người chia sớt công lao khổ, hoặc nhiều hoặc ít, nghĩa là chớ nên dành hưởng trọn miếng ngon một mình . Và người quí món ăn hơn nhân nghĩa, cũng nên dẹp bớt lòng oán giận, những khi miếng ăn không vào miệng được, vì mối thù do miếng ăn sanh ra thường kéo theo những hậu quả không được tốt, như trong chuyện Cự Đà, Dương Châm .
Mà nghĩ cũng nực cười : Người phàm chúng ta thì bám vào miếng ăn, khiến miếng ăn gây được ân được oán . Còn các bậc thánh lại bỏ ăn để cho thiên hạ sợ . Như thánh Cam Địa (Gandhi) Ấn Độ .
Thánh Cam Địa cứ mỗi khi phản đối một chính sách gì của người Anh, mà người Anh không chịu sửa đổi, thì thánh nhịn ăn cho đến khi có kết quả mới thôi, có khi nhịn đói hàng tháng .
Một trường hợp khác là câu chuyện về hai hoàng tử nước Cô Trúc là Bá Di và Thúc Tề .
Bá Di, Thúc Tề là hai anh em ruột . Bá Di là anh , Thúc Tề là em.
Vua Cô Trúc băng hà di chiếu truyền ngôi cho Thúc Tề . Thúc Tề bảo ngôi ấy của anh nên nhường lại cho Bá Di . Bá Di nhất định không nhận vì không dám trái lệnh vua cha . Hai anh em người thì lấy phụ mệnh làm tôn, người thì lấy thiên luân làm trọng, cứ nhường qua nhường lại cho nhau mãi . Rốt cuộc không ai nhượng cho ai được, cả hai bèn bỏ ngôi, đi tìm nơi ẩn dật .
Cuối đời nhà Thương, vua Trụ dâm dật tàn bạo, nhân dân đồ thán . Vũ Vương đương còn trong tang chế, vì dân phải cử binh đi đánh Trụ . Bá Di, Thúc Tề nghe biết, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng :
Cuối đời nhà Thương, vua Trụ dâm dật tàn bạo, nhân dân đồ thán . Vũ Vương đương còn trong tang chế, vì dân phải cử binh đi đánh Trụ . Bá Di, Thúc Tề nghe biết, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng :
- Cha chết chưa chôn, mà đã lo việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không ? Bầy tôi đánh vua để cướp nước , thế có gọi là nhân được không?
Những người thân cận Vũ Vương, tức giận toan giết. Thái Công (tức Lã Vọng ) can:
- Không nên, hai ông là người Nghĩa, phải kính trọng.
Rồi bảo quân lính ôm hai ông lại để ngựa vua Vũ đi .
Khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù . Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, đem nhau lên núi Thú Dương, hái rau Vi mà độ nhật, và có bài Thái Vi (Hái rau Vi ) rằng :
Đăng bỉ Tây Sơn hề, thái kỳ Vi hĩ.
Dĩ bạo dịch bạo hề, bất tri kỳ phi hĩ !
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một hề,
Ngã an thích quy hĩ ?
Vu ta tồ hề, mệnh chi suy hĩ !
Dĩ bạo dịch bạo hề, bất tri kỳ phi hĩ !
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một hề,
Ngã an thích quy hĩ ?
Vu ta tồ hề, mệnh chi suy hĩ !
Nghĩa là :
Lên núi Tây hề, hái nắm rau Vi
Lấy bạo thay bạo hề, còn phải trái gì ?
Thần Nông, Ngu , Hạ đã mai một hề,
Ta biết đâu mà qui y
Nghĩ thảm thương hề, thời mạng đã suy !
Lấy bạo thay bạo hề, còn phải trái gì ?
Thần Nông, Ngu , Hạ đã mai một hề,
Ta biết đâu mà qui y
Nghĩ thảm thương hề, thời mạng đã suy !
Sau có người đến bảo rằng :
- Nhà Chu nối ngôi trời trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, mà lại ăn rau núi này thì chẳng phải ăn rau nhà Chu thì là rau ai ?
- Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.
Cổ nhân gọi hai ông là Thánh Chi Thanh, nghĩa là hai vị thánh trong sạch .
Và cụ Nguyễn Công Trứ có bài thơ vịnh hai ông rằng :
Và cụ Nguyễn Công Trứ có bài thơ vịnh hai ông rằng :
Danh chẳng màng mà lợi chẳng mê,
Ấy gan hay sắt hỡi Di, Tề ?
Gặp xe vua Vũ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi .
Cô Trúc hồn về mây ngụt ngụt,
Thú Dương danh để đá tri tri .
Cầu NHÂN đã được NHÂN thời chớ,
Cũng chẳng hờn chi chẳng trách chi .
Ấy gan hay sắt hỡi Di, Tề ?
Gặp xe vua Vũ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi .
Cô Trúc hồn về mây ngụt ngụt,
Thú Dương danh để đá tri tri .
Cầu NHÂN đã được NHÂN thời chớ,
Cũng chẳng hờn chi chẳng trách chi .
Nếu người đời ai cũng như Bá Di, Thúc Tề thì câu " dĩ thực vi thiên " của thầy Mạnh không đứng vững . Nhưng rất tiếc từ xưa đến nay, từ Đông chí Tây chỉ có một Bá Di, một Thúc Tề . Cho nên trong thế gian thường sanh gió mưa sấm sét vì mếng ăn . Để tránh những cảnh tượng không nên thơ vì miếng ăn gây ra, chúng ta nên nhớ câu cách ngôn " Manger pour vivre et non vivre pour manger", nghĩa là " Ăn để sống chớ không phải sống để ăn .
(Sưu tầm trên mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét