Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

CÓ MỘT LOẠI GIÀU CÓ GỌI LÀ "CHIA SẺ"

Chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ không cầu báo đáp, là một loại thái độ, càng là một loại cảnh giới, thể hiện ra sự ôn hòa và khoan hậu rất riêng.
Kết thúc một ngày công tác, mang theo thân thể mệt mỏi, lộc cộc bụng đói trở về nhà. Vừa mở cửa, đã nghe mùi bánh mì truyền ra từ trong bếp, rất đúng lúc có thể ăn một cách nhanh chóng dễ dàng, giải quyết cơn thèm ăn. Tôi vừa nhai quả hạch, thưởng thức mùi lúa mạch, vừa trêu ghẹo hỏi mẹ: Hôm nay “Chia sẻ trong ngõ giàu có” còn gì tốt không mẹ? Mẹ cười đáp: “Có! Thứ tốt khá nhiều loại!” Sau đó, mẹ một năm một mười, từ đầu chí cuối liệt kê ra…
Quả chuối tiêu căng tròn, là bác gái bên cạnh mang sang đấy, bác ấy nói trời nóng chuối nhanh chín, nói chúng ta nhanh chóng “giải quyết” giùm; bữa tối sắp bưng lên bàn còn có đậu đũa, là anh họ nhà mình trồng đấy, xanh biếc tươi non, cũng đảm bảo an toàn không phun thuốc; hơn nữa, bánh mì quả hạch con đang ăn trong miệng, là quý bà S làm đấy, vật thật liệu thật, tuyệt không có thêm thành phần hóa học, vừa nãy đem qua, mùi hương còn bốc hơi nóng đó!


Có người mẹ hiền hòa, lễ nghĩa, cùng bà con hàng xóm hào phóng, biếu tặng nhiệt tình, thân bằng hảo hữu, hàng xóm trái phải thường xuyên vui vẻ chia sẻ đồ ăn, vật dụng. Phàm là rau quả đúng mùa, bánh ngọt lễ hội, còn có đồ dùng gia đình, rực rỡ đủ loại, đẹp hết chỗ nói, vì vậy, cảnh tượng trong nhà thường là sản vật “phì nhiêu”, “giàu có” đầy đủ. Đương nhiên, chúng tôi đều hiểu đây là kết quả của chia sẻ; bởi vì, chia sẻ có một lực lượng thần kỳ, xuyên thấu qua nó, tất cả các đồ vật, sẽ càng trở nên phong phú hơn, tráng lệ hơn!
Mà chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ không cầu báo đáp, là một loại thái độ, càng là một loại cảnh giới, thể hiện ra sự ôn hòa và khoan hậu rất riêng. Lão Tử trong <Đạo Đức Kinh – Bất Tích Chương> ngôn từ tinh tế sâu xa, nói rất rõ ràng: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vi nhân, kỷ dũ hữu; ký dĩ dữ nhân, kỷ dũ đa” (Bậc thánh nhân không tích của riêng, của mình như của người, càng có; chia sẻ cho mọi người dùng chung, bản thân lại có càng nhiều”. Giữa “vi nhân”, “dữ nhân” không phải vì chiếm được địa vị, tiền tài hoặc thanh danh mà “dũ hữu”(càng có), “dũ đa”(càng nhiều); mà là một loại chân thành và lương thiện phát ra từ sâu trong nội tâm, mà sự giàu có của nội tâm chính là hồi báo.


“Kinh Thánh” đã nói: “Ban cho có phước hơn nhận lãnh”, đây là một bí quyết để có được sự giàu có. Mà loại giàu có được nói đến đó, không phân biệt cao quý bần tiện, người có trí huệ đều có thể đạt được nó, chỉ cần sẵn lòng mở rộng cửa lòng, vui lòng chia sẻ. Như những bà con hàng xóm quê nhà, những người vợ người chồng bình thường mà tôi biết kia, họ không nói lời vàng, không giảng đạo lý lớn, chỉ là cố gắng lao động, thật tâm chia sẻ, cũng đều là những người giàu có.
Phương Tĩnh
(Sưu tầm trên mạng)



有一種富足叫「分享」
作者:方靜
分享,特別是不求回報的分享,是一種態度,更是一種境界,展現出獨具的溫潤與寬厚......
結束一天的工作,帶著疲憊身子、轆轆饑腸回家。一開門,就聞到從廚房裡傳過來的麵包香,正好可以大快朵頤、稍解嘴饞。我一面嚼著堅果、嚐著麥香,一面打趣的詢問母親:今天咱們這「分享里富足巷」還有甚麼好東西?老人家笑著回答說:「有!好東西多著呢!」然後,她便一五一十、原原本本的細數了起來……


飽滿結實的香蕉,是隔壁C大嫂拿來的,她說熱天熟得快,請我們幫忙速速「解決」;晚餐將要上桌的有機長豆,是妳堂哥自家種的,翠綠鮮嫩、並附有無農藥安全保證;另外,妳嘴裡吃的堅果吐司,是巷子底的S太太做的,真材實料、絕無化學成份添加,剛才送過來的時候,香郁鬆軟還冒著熱氣呢!
拜母親的隨和、有禮,與鄉人的慷慨、熱情之賜,親朋好友、左鄰右舍們經常不吝分享吃的、用的。舉凡當令蔬果、節慶糕點,還有居家用品,琳瑯滿目、美不勝收,因此,家裡常常是物產「豐饒」,一派「富足」的景象。當然,我們都明白這是分享的結果,因為,分享有一股神奇的力量,透過它,所有的東西,會更豐盛、更壯大!


而分享,特別是不求回報的分享,是一種態度,更是一種境界,展現出獨具的溫潤與寬厚。老子在《道德經.不積章》中微言大義,說得很清楚:「聖人不積,既以為人,己愈有;既以與人,己愈多」。其間的「為人」、「與人」,不是要博得地位、錢財或名聲的「愈有」、「愈多」;卻是一種發自內在的真誠與善良,而心靈的富足就是回報。



《聖經》上說:「施比受更為有福」,這是一個獲得富足的秘訣。 而這裡所談的富足,不分貴賤高低,有智慧者都可以得到,只要願意敞開心扉、不吝分享。如同我所認識的那些鄰里鄉親、匹夫匹婦,他們不說名言金句,更不談大道理,就是身體力行、踏踏實實的去做,也都是富足之人!
(網上搜查)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét