Trịnh Võ Công cưới con gái nước Thân là Võ Khương tức Khương Thị. Khương Thị sanh đặng hai trai, con lớn đặc tên là Ngộ Sanh, con thứ đặc tên là Đoạn.
Ngộ Sanh bị sanh ngược làm cho Khương Thị vừa đau đớn vừa sợ hãi nên không ưa. Còn Đoạn thì hình dung tuấn tú, lại có sức khoẻ phi thường, nên Khương Thị yêu mến lắm.
Ngộ Sanh bị sanh ngược làm cho Khương Thị vừa đau đớn vừa sợ hãi nên không ưa. Còn Đoạn thì hình dung tuấn tú, lại có sức khoẻ phi thường, nên Khương Thị yêu mến lắm.
Khương Thị muốn lập Đoạn làm thế tử, nhưng nhiều lần xin với Võ Công không được.
Võ Công qua đời, Ngộ Sanh kế vị, xưng hiệu là Trịnh Trang Công.
Khương Thị xin cho Thúc Đoạn khúc Chế Ấp. Trang Công thưa:
- Chế Ấp là nơi hiểm địa. Tiên Vương đã có lời di chúc, không nên đem phong cho ai. Trừ đất ấy, Mẫu hậu muốn chỗ nào con cũng xin vâng cả.
Khương Thị xin đất Kinh Thành. Trong lòng không ưng, nhưng Trang Công không dám trái lời mẹ. Quan Đại Phu là Thái Trọng can:
- Kinh Thành đất rộng dân đông không kém Kinh Đô. Nếu phong cho Cung Thúc Đoạn ắt sanh hậu họa.
Trang Công đáp:
- Lệnh của Thái Hậu, ta đâu dám cãi.
Thái Trọng thưa:
- Với lệnh bà bao nhiêu cũng không vừa. Liệu sớm thì hơn. Để lâu ăn sâu dần, dài ra khó trừ. Cỏ còn thế huống chi là em.
Trang Công đáp:
- Làm nhiều điều bất nghĩa là tự mua lấy cái chết. Hãy chờ xem.
Đoạn phong cho Cung Thúc Đoạn đất Kinh Thành. Từ ấy người trong nước gọi Đoạn là Thái Thúc Kinh Thành.
Đến Kinh Thành, Cung Thúc Đoạn bắt buộc hai quan Tể trấn vùng Tây Bỉ và Bắc Bỉ phải theo phe mình. Thuế má chỉ đem nạp cho triều đình một nửa. Đoạn lại còn giả cách săn bắn để luyện tập binh sĩ.
Trang Công hay tin, mỉm cười. Quang Thượng Khanh là Công Tử Lữ thưa:
- Thái Thúc Đoạn ỷ trong có Quốc Mẫu yêu vì, ngoài có đất Kinh Thành là nơi hiểm yếu, luyệt tập binh mã, mưu chiếm đoạt nước Trịnh. Xin Chúa Công cho tôi đem binh đến đó bắt về trị tội:
Trang Công nói:
- Thái Thúc tuy vô đạo, song tội lỗi chưa rõ rệt. Nếu giết đi không khỏi đau lòng Mẫu Hậu, và không khỏi bị đời dị nghị là bất nghĩa. Nếu Thái Thúc cố ý phản bội, thì mỗi ngày sẽ mỗi lộng hành thêm. Chừng ấy tội lỗi rõ ràng, ta muốn trừng trị cách nào, Mẫu Hậu cũng không thể nói gì đặng.
Quả như lời Trang Công nói, Thái Thúc Đoạn sau khi lấy thuế hai ấp Bỉ xong thì đến lấy đất Lẫm Diên, và công nhiên xây thành đắp lũy, rèn đúc khí giới, sắm sửa xa giáp. Khương Thị lại ngầm xúi Thái Thúc mưu phải để đoạt ngôi.
Biết rõ mưu mô, Công Tử Lữ thưa:
- Bây giờ nên trị. Để lâu sẽ có hậu thuẫn rồi đắc nhân tâm, khó trị.
Trang Công bảo:
- Được rồi.
Đoạn sai Công Tử Lữ đem 200 chiến xa đánh vào Kinh Thành.
Dân chúng đất Kinh phản Thái Thúc Đoạn. Đoạn không chống nổi, bỏ thành chạy qua xứ Yên. Trang Công vây xứ Yên. Đoạn liệu không thoát khỏi phải tự vận.
Người cạn nghĩ đều đổ tội cho Thái Thúc Đoạn.
Nhưng Lữ Đông Lai bàn rằng:
"Người câu phụ phàng con cá, cá nào phụ được kẻ đi câu. Thợ săn phụ phàng con thú, thú nào phụ được thợ đi săn. Trang Công phụ phàng Cung Thúc Đoạn, Đoạn nào phụ được Trang Công! Bởi uốn lưỡi câu và tra mồi để gạt cá là do kẻ đi câu; đào hầm, cặm bẫy để lừa thú là do kẻ đi săn. Vậy mà không trách kẻ đi câu, trở lại chê cá ăn mồi; không trách thợ săn, trở lại cười thú sập hầm, mắc bẫy! Trong thiên hạ có lẽ nào như vậy chăng?
Tánh Trang Công, ngoài đố kỵ, trong nham hiểm, coi người ruột thịt như kẻ khấu thù, như quân nghịch tặc, chực hãm vào đường chết. Vì vậy mới che giấu cơ tâm khiến cho người khinh lờn. Vì vậy mới dung dưỡng điều ham muốn khiến cho người buông lung. Vì vậy mới nuôi nấng việc quấy khiến cho thành hình ác. Để cho mua sắm nhiều binh khí và xa giáp, đó là mồi câu của Trang Công. Để cho chiếm thành cao và đất của hai ấp Bỉ, đó là hầm bẫy của Trang Công . Còn như Đoạn ngu mê, không hiểu biết sự nguy hiểm, thì chẳng qua là cá là thú, có lý nào gặp mồi lại không đớp, thấy thầm bẫy lại biết tránh cho khỏi mắc khỏi sa, hay sao? Đưa Đoạn vào đường nghịch, rồi trở tiêu diệt sự nghịch . Dưỡng nuôi sự phải để rồi chinh phạt kẻ phản. Thật Trang Công dụng tâm nham hiểm quá!
Thường xem xét lại chuyện này mới biết trong thiên hạ không có gì hiểm độc bằng cơ tâm của Trang Công. Thái Trọng không thấy được cơ tâm của Trang Công, trở lại can rằng "không nên cho thành quá pháp độ", mà không biết chính Trang Công muốn cho "quá pháp độ", rồi lại khuyên chớ để lâu "càng đắc nhân tâm", chớ không biết chính Trang Công muốn cho Đoạn "đắc nhân tâm". Như thế các bọn khanh sĩ, đại phu trong triều đều mắc mưu Trang Công tất cả. Các thi nhân nước Trịnh cũng không thấy cơ tâm của Trang Công nên trách " không biết can mẹ để hại tới em", rồi lại chê "để chuyện bất nhẫn nhỏ thành đại loạn". Đó là không hiểu Trang Công ưng mang tiếng "khôn biết can mẹ", chính Trang Công không ưng có "bất nhẫn nhỏ ". Như vậy thì trọn nước Trịnh đều mắc kế của Trang Công!
Nhưng muốn dối người, trước hết phải dối với lòng mình. Trang Công thích dối người thật nhiều mà không biết rằng đã tự dối lòng mình không ít! Kẻ bị dối chỉ bị hại đến thân. Kể dối người tự hại lòng mình trước nhất. Mà còn gì đau thương bằng sự chết của lòng! Thân chết chỉ là điều phụ thuộc. Bị người dối, thân bị hại mà lòng vẫn thản nhiên. Dối người thân tự đắc mà lòng phải tan tành. Vậy thì bị dối, mất chẳng bao nhiêu; dối người, bị mất quá sức nặng! Giống như kẻ đi câu tự nuốt cả lưỡi câu lẫn mồi, như thợ săn tự chui mình vào hầm bẫy. Thiên hạ nếu không phải đần độn thì sao lại thế?
Vì vậy, trước ta cho Trang Công là người chí hiểm trong thiên hạ, sau lại cho Trang Công là kẻ chí ngu trong thiên hạ vậy".
Lời của Lữ Đông Lai bàn từ thế kỷ thứ XII, mà mãi đến nay chúng ta vẫn thấy mới. Lý lẽ đã đanh thép, tình ý lại hết sức sâu sắc. Ngòi bút lật ngược lật xuôi vấn đề, để cho chúng ta thấy rõ "máy lòng" ẩn giẩu dưới sự việc.
Và sau khi nghe những lời bác nghị của Đông Lai chúng ta thấy CƠ TÂM nguy hại biết bao nhiêu. Cho nên cổ nhân sợ máy móc của người đời chế ra, ảnh hưởng không tốt đến lòng người, là phải lắm.
(Sưu tầm trền mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét