Câu hỏi như vầy: "Ngôi làng nào ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được mệnh danh là "Làng Hollywood"?. Gợi ý" "Làng Tây Mỗ - Làng Vạn Phúc - Làng Ngũ Xá - Làng Bát Tràng". Người chơi chắc chắn là không biết rồi chỉ đoán mò hy vọng tiền đừng rơi. Đó là làng Tây Mỗ:
Ngôi làng lên hàng trăm bộ phim Việt Nam
Từ lâu, làng Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được mệnh danh là làng Hollywood, làng điện ảnh. Các bộ phim 'Đất và người', 'Gió làng Kình', 'Ma làng', 'Lời nguyền huyết ngải'... đều lấy bối cảnh ở đây.
Trong ngạn ngữ về đất Thăng Long Hà Nội có câu "Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót", hay "Mỗ, La, Canh, Cót - tứ danh hương" để nói về cảnh đẹp và truyền thống văn hóa của làng Tây Mỗ (xã Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Đây vốn là một làng ngoại thành Hà Nội gồm 6 thôn có những ngõ nhỏ ngoằn nghèo, những nhà thờ họ, bến nước, sân đình rêu phong và bình dị. Hơn 20 năm nay, Tây Mỗ trở thành bối cảnh chính cho các bộ phim về đề tài nông thôn. Cổng làng tuy có nhiều thay đổi nhưng qua các góc quay vẫn hiện lên làng quê bình dị.
Con đường đi qua chùa Tây Mỗ là nơi được các đạo diễn đưa lên phim nhiều nhất. Trước kia, đây là con đường gạch, với rặng tre um tùm.
Ngôi nhà cổ của dòng họ Nghiêm Xuân góp mặt trong hàng trăm bộ phim. Năm 2001, nhà từ đường 8 mái của dòng họ lần đầu tiên được đưa lên bộ phim 'Bác Cả - người sung sướng'. Điểm đặc biệt của nhà thờ tự không chỉ ở kiến trúc 8 mái, mà bên trong có bức thiều châu dát vàng, hai bia đá chữ Hán Nôm lưu danh người đỗ đạt của dòng họ, và rất nhiều binh khí cổ.
Đối diện nhà từ đường là ngôi nhà ở 5 gian. Chính ngôi nhà này đã được sử dụng làm bối cảnh chính cho bộ phim'Lời nguyền huyết ngải'.
Khuôn viên ngôi nhà dòng họ Nghiêm Xuân cũng lên rất nhiều bộ phim khác như 'Đám cưới giả to nhất làng', 'Ma làng', 'Khi đàn chim trở về', 'Đất và người', 'Vị tướng tình báo và hai bà vợ', 'Làng ven đô', 'Gió làng Kình'...
Một ngôi nhà cổ khác thuộc dòng họ Nghiêm đã xuống cấp, nhưng vẫn được lưu giữ. Nhịp sống dường như chậm lại trong những ngôi nhà này.
Những ngôi nhà cổ ở Tây Mỗ thường có bể nước được chạm trổ hoa văn. Bể nước, chum vại cũ, bờ tường rêu phong này là cảnh hay được lên phim.
Ngôi nhà thờ tự của dòng họ Trần Đăng lớn nhất làng, đã có hơn 100 năm. Các bộ phim có cảnh quay nhà thờ họ, gia đình có truyền thống hiếu học hay được thực hiện ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét