Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

KINH HOA NGHIÊM (華嚴經)

Chiều nay (04/11/2015), tôi về sớm để đến chùa Hoa Nghiêm nghe pháp thoại của Đại Đức Thích Pháp Hòa.
Đây là lần đầu tiên thầy Pháp Hòa đến Úc châu, thầy đến chùa Hoa Nghiêm nên chiều nay pháp thoại của thầy xoay quanh kinh Hoa Nghiêm. Nguyên buồi chiều tối từ 6:00 giờ thầy giảng đến hơn 8:00, thầy thuyết giảng rất hay, rất vui, mở mang được kiến thức về Phật pháp và thầy ca vọng cổ cũng mùi lắm.
Thật là có duyên mai mắn, người ta thường nói:
"Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình" (聞其聲不見其形, nghe tiếng nhưng chưa được thấy người)
thì chiếu nay:
"Văn kỳ thanh kiến đắc kỳ hình" (聞其聲見得其形, tiếng đã nghe và người cũng đã được gặp)


Tôi nhớ nhất là bài kệ mà thầy đọc trong đó nó bao hàm hầu như mọi kinh điển của Phật giáo, bài kệ như thế này:
Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật,
A Hàm, thập nhị, Phương Đẳng bát,
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm,
Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên.
華嚴最初三七日
阿含十二方等八
二十二年般若談
法華涅槃共八年
Tôi mạn phép sưu tầm trên mạng để giải thích sơ lược về bộ kinh này:



KINH HOA NGHIÊM (華嚴經)

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (大方廣佛華嚴經, sa.buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra, ja. daihō kōbutsu kegonkyō), thường được gọi tắt là kinh Hoa nghiêm (sa. avataṃsakasūtra hoặc gaṇḍavyūha) là một bộ kinh Đại thừa, lập giáo lí căn bản của Hoa Nghiêm tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay được Thiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.



Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm (sa. gaṇḍavyūha). Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa (sa. daśabhūmika). Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.


Giáo pháp trong kinh này không phải do Phật Thích-ca trực tiếp truyền dạy – trong hội này Phật nói rất ít – mà là phát biểu của các dạng xuất hiện của Pháp thân (Tam thân). Sự im lặng của Phật Thích-ca biểu hiện tính Không và sự truyền dạy giáo pháp được hiểu là một dạng của Chân như, xuất hiện cho con người hiểu được. Tương truyền kinh này rất khó hiểu, chỉ các Đại Bồ Tát mới lĩnh hội được.
Bộ kinh này được dịch ra Hán văn dưới ba dạng, bộ 40 quyển của Bát-nhã (sa. prajñā), bộ 60 quyển của Phật-đà-bạt-đà-la (cũng gọi là Giác Hiền, sa. buddhabhadra), và bộ 80 quyển của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda).


Phẩm Hoa Nghiêm – chữ Phạn là gaṇḍavyūha – tương đương với bộ 40 quyển của Pháp sư Bát-nhã nên cũng được gọi là Tứ thập hoa nghiêm. Gaṇḍavyūha thường được xem là toàn bộ Hoa Nghiêm kinh (sa. avataṃsaka hoặc buddhāvataṃsaka) bởi vì bộ kinh Đại thừa mang biệt danh Gaṇḍavyūha được xem như là 9 bộ kinh cốt yếu ở Nepal. Tại Trung Quốc và Tây Tạng, phẩm Gaṇḍavyūha được gọi là phẩm "Nhập Pháp giới" (zh. 入法界, sa. dharmadhātupraveṣa). Như vậy, bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh bao gồm cả Gaṇḍavyūha.
Đây là phẩm dài nhất và quan trọng nhất của bộ kinh, được Phật Thích-ca thuyết tại thành Xá-vệ (sa. śrāvastī), tả cảnh Thiện Tài đồng tử (sa. sudhana) đi tìm đạo dưới sự hướng dẫn của Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Thiện tài đồng tử tham vấn 53 vị Thánh nhân, kể cả Di-lặc (sa. maitreya), vị Phật tương lai. Cuối cùng Thiện Tài gặp được Phổ Hiền (sa. samantabhadra), được vị này giáo hoá và đạt Bồ-đề. Đoạn cuối của phẩm này trình bày mười đại nguyện của Phổ Hiền, là cơ sở của một đời sống Bồ Tát. Phẩm này trở thành giáo lí căn bản của Hoa Nghiêm tông.


Hai bài kệ quan trọng của kinh Hoa Nghiêm là (Thích Duy Lực dịch):
Nếu người muốn biết rõ
Tất cả Phật tam thế
Phải quán tính Pháp giới
Tất cả do tâm tạo
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật
Ý căn thanh tịnh như hư không
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại
(theo Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét