Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

NGỌT GIÒN CỦ LÙN LUỘC NGÀY ĐÔNG

Củ lùn (còn có tên gọi là năn tàu), tên khoa học là Calathea allovia. Cây mọc thành bụi cao khoảng 1 mét, lá màu xanh (giống như lá nghệ) dài khoảng 20 - 30 cm, cuống lá đứng thành bẹ bao phủ thân.

Củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, vỏ mỏng màu vàng nhạt, tua tủa những rễ phụ. Ruột củ lùn màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột. Củ lùn cũng có thể múc thành bột, nhưng giá trị kinh tế không cao nên ít ai làm, chỉ luộc ăn là chính.



Nhắc đến củ lùn, tôi còn nhớ trong những ngày cuối năm về thăm quê ngoại, tôi thường ra sau vườn đào củ lùn để nấu ăn. Đất nơi vườn ngoại màu mỡ nên lùn rất sai củ, mỗi gốc lùn nhổ lên có khoảng 20 - 30 củ. Khoảng chừng nửa tiếng sau là thu hoạch được cả rổ. Thế là, anh em chúng tôi mang vào nhà chuẩn bị cho buổi tối luộc ăn. Theo ngoại, luộc củ lùn tuy dễ nhưng cũng phải biết cách để khi luộc xong củ lùn đạt chất lượng: thơm, giòn, và ngon.


Sau khi củ lùn được anh em tôi dùng dao cắt cuống và rễ phụ, rửa sạch để ra rổ. Ngoại sai tôi ra sau vườn cắt vài cọng lá dứa đem vào rửa sạch, để sẵn. Thấy tôi ngạc nhiên, ngoại ôn tồn giải thích: “Để cho củ lùn khi luộc xong có mùi thơm hấp dẫn!”. Tiếp đến, ngoại cho củ lùn vào nồi cùng lá dứa và một ít muối bọt cho có vị đậm đà cùng với nước lã ngập nhiều lên củ lùn, bắc lên bếp với ngọn lửa lớn. Và, ngoại còn cho biết thêm, củ lùn thịt cứng không sợ mềm như khoai lang, nên nước luộc phải nhiều để củ lùn luộc xong không bị sượng (cứng quá). Chờ nước sôi già khoảng 30 phút, ngoại giở nắp vung nồi ra một mùi thơm sực nức bốc lên là củ lùn chín. Chỉ cần vớt ra, xếp vào dĩa là xong!...



Thật thú vị trong không khí se lạnh của ngày đầu đông được sum họp cùng gia đình thưởng thức củ lùn luộc nóng hổi, thơm lừng. Cầm một củ lùn âm ấm trên tay, dùng miệng (hay dao) lột từng miếng vỏ bên ngoài xong, cho củ lùn vào miệng nhai từ từ, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt, giòn sừn sựt và “mùi thơm đặc trưng” của của lùn và lá dứa lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản…Hớp thêm một tách trà nóng vào nữa, thật thú vị và sảng khoái vô cùng!...

Theo Lao Động




TRIẾT LÝ BARBECUE

Chắc cũng hơn một năm rồi, tôi không có ăn barbecue (BBQ), hồi đó lúc mới qua Úc sau khi ồn định, gia đình tôi thường cùng gia đình mấy người bạn khác tổ chức ăn BBQ gần như thường xuyên vào cuối tuần. Khi thì lại nhà người này người khác, khi thì cùng nhau ra một cái công viên nào đó, một vùng quê nào đó,.. có sẵn lò BBQ điện hoặc củi và ăn uống xong, bọn trẻ chơi đùa đã rồi thì về và cùng hẹn nhau vào dịp kế.
Càng ở Úc lâu, dịp tổ chức gặp nhau ăn uống càng thưa, bọn trẻ ngày càng lớn đi ra ngoài chơi càng ít vì ngày càng lớn tuổi lại càng lười biếng, con càng lớn lại càng ít muốn theo mình. Cho nên bọn già chúng tôi hiện nay chỉ hẹn nhau mỗi tuần mấy đêm đến nhà hàng nào đó ăn cơm, uống rượu, hàn huyên, khiêu vũ...vây cho xong.
Món BBQ thì thật thơm, thường là xúc xích, thịt bò, sườn bò non, thịt trừu, cánh gà, tôm, hàu, điệp,..nướng và ăn với xà lách, khoai tây, cà rốt, các món cải luộc..nhưng không hiểu làng nướng Nam bộ ở VN thì món rau cải gì cũng nướng được.
Nguyên nhân gì sao chúng tôi từ từ ít ăn BBQ, bởi vì nó sản sinh nhiều độc tố, mà ngày nay ai cũng sợ chết nên từ từ bỏ, như bỏ thuốc lá, bỏ rượu, bỏ thịt mỡ, giảm đường, muối,..Đôi khi tôi nghĩ cái gì cũng sợ, sợ quá rồi riết thì có ngày "chết đói".
Mời các bạn đọc bài viết sau đây của anh Vũ Thế Thành rồi tự suy nghĩ:

TRIẾT LÝ BARBECUE.

Thịt heo nai bò cừu gà ngỗng vịt… hễ nướng lên là từ hương tới vị bắt mồi không chịu được. Lại phải nướng cháy cháy ăn mới đã. Thịt nạc mà nướng thì nhai xơ xác như bã trầu, phải ướp hoặc rưới thêm chút dầu xốt, khi nướng khói bay mịt mù, cay mắt sướng mũi. Tây gọi chung món thịt nướng là barbecue. Bài này nói về thịt nướng dưới cái nhìn uể oải: an toàn thực phẩm.



Nướng kiểu gì cũng ngon, chỉ có ngon hơn nữa mà thôi
Thật ra chữ “barbecue” dùng để chỉ loại thịt nướng không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, và thường dùng củi để nướng. Khói từ củi sẽ tạo ra hương vị và làm chín thịt từ từ. Có thể nói, barbecue gần giống như kiểu thịt xông khói, nhưng nhiệt độ nướng cao hơn nhiều và nướng rồi là ăn nóng ngay, chứ không ăn nguội như thịt xông khói.
Cách nướng thông dụng là để thịt tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa (grill) như thường thấy ở các quán cơm sườn trong nước, nướng bằng than, củi, hoặc gas với thịt để trên vỉ, mỡ nhỏ xèo xèo, khói bay mù mịt. Nướng kiểu này dĩ nhiên đáp ứng… mồi lẹ hơn, đánh nhanh rút gọn, còn theo kiểu barbecue thì đành phải nhậu lai rai cả ngày.
Từ “barbecue” hiện nay trở nên quá thông dụng, hễ thịt nướng, bất kể nướng kiểu gì cũng gọi chung là barbecue cho tiện. Ngay cả đất nước đẻ ra tiếng Ăng-lê cũng hiểu barbecue theo nghĩa này.
Còn một kiểu nướng nữa đầy tính sáng tạo chỉ có ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là cá lóc quấn rơm nướng chổng ngược. Món này, trời ơi, hương vị tự nhiên thứ thiệt, mà hương đồng cỏ nội cũng thứ thiệt luôn, đưa cay lịm cả người.



Đôi lời uể oải…
Khi nướng ở nhiệt độ cao, axít amin và chất creatine có trong thịt phản ứng tạo ra nhóm amin vòng phức (HCAs). Giới khoa học đã nhận diện được 17 chất HCA có khả năng gây ung thư. Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc ăn nhiều thịt nướng và ung thư bao tử, ruột già và tuỵ tạng. Những người ăn thịt nướng (hay chiên) kỹ hoặc hơi kỹ (well-done or medium-well) có nguy cơ bị ung thư bao tử gấp ba lần so với người ăn tái hoặc hơi tái (rare or medium-rare).
Một nhóm độc tố khác phát sinh trong khói lửa khi nướng thịt là nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs). Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã điểm mặt bảy chất PAH có thể gây ung thư, đột biến gen, sinh quái thai… mà chất đầu tiên bị tóm cổ là benzopyrene được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Các nghiên cứu về độc tố của PAHs và HCAs liên quan tới thịt nướng còn nhiều lắm, càng đọc càng oải. Chỉ có một chút tin vui, tóm lược như sau: các nhà nghiên cứu thấy rằng, dầu ôliu, nước cốt chanh, và nước ướp thịt có tỏi có thể làm giảm mức HCA tới 90% ở thịt gà. Ướp thịt bò với bia hoặc rượu vang trong sáu tiếng cũng làm giảm tới 90% hai loại HCA. Có tới cả chục loại HCA, đó là chưa kể nhóm PAHs thì tin vui này thuộc loại “có còn hơn không”, chẳng bõ bèn gì!
Triết lý miễn cưỡng
Chẳng dại gì vì sợ khối u mà bỏ thịt nướng, nhưng phải biết cách né. Xin tóm gọn lời khuyên của các chuyên gia an toàn về barbecue. Chỉ là tóm gọn thôi, vì mấy ngài chuyên gia này thường tưởng tượng ra lắm tình tiết tỉ mỉ, khó tính như vú già canh me tiểu thư, ai mà chịu nổi. Dưới đây là toát yếu:



1. Dùng thịt nạc ít mỡ. Thịt thái nhỏ, để to quá phải nướng lâu rất kẹt với tác hại của khói lửa.
2. Khi nướng nên trở thịt thường xuyên, đừng để thịt cháy quá.
3. Nên nấu chín sơ thịt (có thể dùng lò vi ba) rồi đem nướng. Thịt đông lạnh nên rã đông “quá tay” một chút trong lò vi ba, thái nhỏ và đem nướng ngay.
4. Ướp thịt với chanh, tỏi, đường. Đường làm thịt vàng nâu nhanh khi nướng, “tưởng” thịt đã chín lấy ra xơi luôn, đỡ phải nướng lâu. Thịt ướp phải bọc plastic và trữ trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đem nướng.
5. Khi nướng, phải để riêng thịt đã nướng và chưa nướng, vì nhiễm chéo có thể xảy ra.
Các nghiên cứu về tác hại của thịt nướng đều có điểm chung là số người ăn thịt barbecue thường xuyên, lại nướng quá kỹ thì dễ bị “tai hoạ” hơn những người ăn ít.
Bởi vậy, đành triết lý lẩm cẩm rằng: “Chỉ những người biết chờ đợi mới tận hưởng được niềm vui”. Hai tuần ăn thịt nướng một lần đâu phải là thời gian quá dài so với đời người!
Vũ Thế Thành
(Sưu tầm trên mạng)


CÂY PHIỀN MUỘN

Tạo hóa đã rất chí công khi ban cho mọi người một trái tim và một khối óc. Trái tim mách bảo ta làm những điều mà tự bản thân ta muốn và khối óc giúp ta điều khiển những gì xuất phát từ trái tim theo hướng tích cực nhất. Không ai trên đời không gặp điều phiền muộn và nhu cầu tự nhiên là trút bỏ nó đi. Những thành viên trong gia đình vay mượn niềm vui của nhau. Thế nên tôi sẽ học cách để trồng cây phiền muộn trước nhà và tôi sẽ gọi cho riêng mình nghe "Cây tội nghiệp".

CÂY PHIỀN MUỘN

Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.


Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác hẳn. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.


“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi khi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết mỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.
“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”.


Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn.
(Sưu tầm trên mạng)

GIỌT NƯỚC MẮT CÁM ƠN

Tôi đọc xong mà lòng thấy nghẹn ngào, hy vọng trong cuộc sống hiện thực sẽ còn có những điều như thế này xảy ra. Câu chuyện của những tấm lòng còn giữ được thương yêu, thương yêu mình và thương yêu đời.
Những cụm từ rất thiết tha nhưng còn bao nhiêu là thật sự còn đó. Thôi thì hãy hy vọng và nếu ai đã có một cái duyên như vậy thì nên tiếp tục và nếu chưa có cái duyên đó thì hãy gieo đi hat giống của yêu thương và tưới bằng nước mắt của tình người.

GIỌT NƯỚC MẮT CÁM ƠN

Đúng năm giờ bác Chu tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ mười lăm rồi, nên bác tài đem tấm bảng "tạm thời không đón khách" treo lên.
Đúng ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học số bốn mươi chạy ùa ra. Bác Chu tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng nó mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
"Bác tài, cháu...cháu muốn ngồi xe của bác." - Một bé gái chân đi cà thọt lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: "Cám ơn bác, bác tài, cháu chỉ ngồi một trạm là một trạm thôi."
Hai chữ "cám ơn" làm cho bác Chu tài xế động lòng, bác nhìn trên trên thân em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, nên nhịn không được bèn thở dài nói: "Lên xe."


Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đến khúc quanh, em bé gái đột nhiên đằng hắng nói: "Bác tài, cháu chỉ có ba đồng bạc mà thôi, cho nên, đến nửa trạm thì cháu xuống." Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gất, không nói gì. Đây là xe taxi ở thành phố, giá mỗi đoạn đường có thể là năm đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa vui vẻ nói: "Thật cám ơn bác, bác tài." Bác Chu tài xế nhìn thấy em bé gái khập khiễng đi về phía trước, đột
nhiên trong lòng có chút ái ngại.
Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác Chu tài xế mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ biết đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác Chu đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đằng xa giơ tay vẫy vẫy, bác Chu tài xế rất kinh ngạc, xe bác ta màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là ba đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm ?
Trong lòng em bé gái có một bí mật nhỏ, bác Chu tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác Chu tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé thọt chân trong trường trung học số bốn mươi. Bác tài đem tấm bảng "tạm không chở khách" treo lên, chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học "tạm biệt", bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: "Cám ơn bác, bác tài."


Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác Chu cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.
Thời gian qua rất nhanh, tình hình này tiếp tục thêm một năm nữa, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác Chu đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?
- "Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng cháu ngồi xe của bác, thật làm phiền bác quá. Cháu thi đậu trường trung học Tân Tập Nhất, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần," em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường Tân Tập Nhất là trường điểm của tỉnh, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học rồi.
- "Vậy thì bác đưa con về nhà." - Bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc mà thôi.
- Lần này không lấy tiền.
Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong xe ra, nói: "Đây là món quà bác tặng cháu."
Em bé gái kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình chào bác tài, nói: "Cám ơn bác, bác tài."


Nhìn em bé gái thọt chân đi vào nhà, bác Chu tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì nữa!
Đã qua mười năm rồi. Bác Chu tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc làm không nhiều, ông đang lái xe, nhưng lại nghe được chương trình ca nhạc của đài giao thông phát đi chương trình "nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước thuê xe của công ty Thắng Lợi, số xe là Axxxx."
Bác Chu tài xế vừa nghe thì ngớ người ra, có người tìm ông ta? Mười năm trước, ông ta lái chính là chiếc xe này. Điện thoại gọi thẳng đến tổng đài, người phụ trách tổng đài kinh ngạc đưa cho bác tài xế số điện thoại, bác Chu nghi hoặc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Gọi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: "Là bác sao, bác tài ?"
Bác tài giật mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
-"Cám ơn bác, bác tài." Cô gái lại nói.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác Chu hình như nhận không ra, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có ba đồng bạc đó ư? Cô gái đứng lên cúi mình chào bác tài và nói: "Từ trong lòng cháu cám ơn bác, bác tài."


Uống cà phê, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên tuyết rơi rất nhiều, không may tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành thi lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Cô rất kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc bị tai nạn trên đường. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác Chu tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.
Cô bé chỉ có ba đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn thản nhiên đi, bởi vì không ai có thể đoán biết là ba của cô bé đã chết.
"Bác nhất định không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của cháu đã lái, số xe cứ in mãi trong óc của cháu."
Cô gái nói xong thì nước mắt rơi xuống: "Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn thì cháu liền nhận ra nó."


Bác Chu tài xế thấy lỗ mũi nóng, chút xíu nữa thì cũng chảy nước mắt.
"Tấm huy chương này cháu luôn mang trên mình, cháu không biết, nếu không có nó thì cháu có thể đi được đến ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại cháu tiền xe, cháu vẫn cứ giữ nó. Có một chút tiền, cháu cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất phụ thân, nhưng cháu vẫn có phụ thân như cũ."
Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: "Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này."
Tấm huy chương này là của bác Chu tài xế làm quà tặng cho cô gái mười năm trước. Cô gái dắt cánh tay của bác Chu tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác Chu dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái thọt chân ấy, cô gái ấy bây giờ bác tài mới biết tên cô ta là Lâm Mỹ Tuyết, cô gái và con của bác tài đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật quả là ấn tượng giống nhau! Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: "Cám ơn ba", xuống xe cũng câu ấy: "Ba, con cám ơn ba", làm cho bác tài cảm nhận được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông được thưởng trong kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên chết đi khiến cho ông ta không kịp đề phòng. Lại đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học số bốn mươi, ông ta đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: "Ba, cám ơn ba."


Trên đường trở về nhà, bác Chu mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái thọt chân ấy. Cô ta cười tươi với bác Chu tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: Lâm Mỹ Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S..." bác Chu tài xế kinh ngạc há hốc miệng, đọc nhanh như chớp, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác Chu ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Lâm Mỹ Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: "Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng cháu. Cám ơn bác, bác tài!"
Cặp mắt của bác tài lại mờ mờ thêm một lần nữa...
(Sưu tầm trên mạng)


TRÁI SAY (XAY) NHUNG - TRÁI CÂY RỪNG

Nhớ hồi đó có ăn qua trái xay, có người gọi là trái say, tới nay lên mạng cũng thấy có người dùng chữ x, có người dùng chữ s. Thời đó phía ngoài trước của các rạp hát ở Cần Thơ có bán nhiều thứ ăn vặt lắm, có xe bán trái cây (xoài, ổi, khóm, cóc, mận, me dốt,...) gọt sẵn cắt thành miếng ngâm trong nước muối hay nước đường, có đậu phọng nấu, mía ghim, trái xay chua chua, ngọt ngọt,...Trái xay thời đó không phải là loại trái thông dụng, có bán nhưng ít và cũng không phải là món đắt tiền, chỉ là một món ăn vặt cho vui miệng. Tôi cứ tưởng là một loại trái trồng ở miệt vườn miền Nam chứ không biết đó là một loại trái rừng ở miển Trung mà dần dà đến hôm nay nó đã trở thành đặc sản đắt tiền.
TRÁI SAY (XAY) NHUNG
Trái say là một trong những đặc sản nổi tiếng của Ninh Thuận, Phan Rang, Quảng Ngãi, Gia Rai... Trái say còn có tên gọi khác trái Nhung. Gọi là trái Nhung vì ở ngoài lớp vỏ trái say có một lớp long tơ mịn như nhung phủ lên bên trên vỏ. Trái say có mùi vị rất lạ, rất đặc trưng của một loại trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác.


Hình dáng trái say có hình bầu dục hơi dẹp. Bên ngoài lớp vỏ trái say có màu đen đen hay nâu thẫm. Lớp vỏ bên ngoài của trái giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ lớp vỏ để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, thịt xốp và mềm. Khi ăn vào miệng, cảm giác đầu tiên ta có thể nhận thấy là vị chua chua, nhưng để lâu hơn một chút ta sẽ thấy vị chua chua ấy tan biến mà đọng lại là vị ngọt thanh rất riêng biệt trong miệng…


Trái say hiện nay được người bán chế biến thành hai loại mà hiện giờ mặt hàng này bán rất chạy đó là say rim nước đường và say rim muối ớt (nghe không cũng chảy nước miến). Say rim nước đường có nghĩa là người bán lấy trái say đem rim với nước đường, xong rồi vớt ra bỏ vào hộp rồi cho một ít nước đường vào. Còn say rim muối ớt là có nghĩa người bán đem trái say rim với muối ớt cho khô rồi cho vào hộp.


Với hương vị vốn có ban đầu của trái say cộng thêm cách chế biến của người bán đã làm cho đặc sản trái say đã ngon nay lại càng thêm ngon hơn với sự kết hợp của nước đường và muối ớt.
Hiện nay những người Nam Bộ và đặc biệt những bạn gái xem say rim là món ăn vặt khoái khẩu của họ.Và say rim được lựa chọn cho những người đi du lịch mua làm quà tặng cho người thân hoặc bạn bè.


Bạn đã ăn qua món đặc sản này chưa? Nếu ai chưa từng thử thì hãy nhanh chân ăn thử hoặc với những ai đã ăn qua rồi thì đừng để quên lãng mùi vị của nó nhé.
(Sưu tầm trên mạng)

LÁ THƯ TỪ THIÊN ĐƯỜNG

Tại sao khi có ai đó quan tâm, giúp đỡ và hiểu mình thì mình lại không để ý. Đến lúc mất đi thì nhận ra có một thứ gì đó rất quan trọng đã mất đi, không thể chấp nhận. Hãy trân trọng những gì đang có!!!

LÁ THƯ TỪ THIÊN ĐƯỜNG

Sally vội vã tiến đến cửa phòng cấp cứu khi thấy cánh cửa bên trong mở ra. Sally hỏi vị bác sĩ "Con trai của tôi thế nào rồi... Thằng bé sẽ ổn chứ... Tôi có thể nhìn nó ngay bây giờ không!..." Vị bác sĩ trả lời từ tốn
"Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi đã làm hết sức mình có thể!"
Sally tự hỏi với lòng mình "Tại sao những đứa trẻ có thể chịu được căn bệnh ung thư, Chúa hầu như không ngó ngàng đến chúng sao. Chúa, người ở đâu trong khi con trai con lúc này cần một đặc ân của người!"
Vị bác sĩ trả lời bên cạnh Sally "Ít phút nữa sẽ có ý tá đưa chị vào thăm cháu bé, trước khi chúng tôi chuyển cháu đi."
Sally muốn nói với người y tá rằng cô muốn ngay lúc này được gặp mặt con trai bé bỏng của cô để nói lời tạm biệt cậu bé, trước khi không còn dịp nào để có thể nhìn thấy cậu bé nữa.
Sally đưa nhanh những ngón tay của mình lên mái tóc còn bối rối. "Bà đã chuẩn bị mang bao trùm tóc chưa..." người y tá nói. Sally nhanh chóng nhận bao trùm tóc dành cho người thăm bệnh lên đầu, vừa trùm tóc xong Sally khẽ nói "Jimmy đã từng có ý nghĩ sẽ hiến thân xác của mình cho trường đại học y. Thằng bé bảo rằng như thế sẽ có lúc giúp được cho một ai đó, và đó là điều thằng bé muốn. Câu trả lời đầu tiên của tôi là không thể, nhưng Jimmy nói với tôi rằng "Mẹ à, con muốn mình trở nên có ích ngay cả khi con không còn sống nữa, có thể điều đó sẽ giúp được cho một cậu bé cô bé nào giống như con để bạn ấy có thêm thời gian sống với gia đình của bạn ấy!"
Sally bảo rằng "Jimmy của tôi là một cậu bé có trái tim bằng vàng, thằng bé luôn luôn nghĩ đến người khác, luôn muốn giúp đỡ những mọi người bằng một cách nào đó khi thằng bé có thể"
Sally từ từ bước chậm rãi đến phòng bệnh nhi lần cuối sau khi cô đã từng túc trực tại nơi này hơn 6 tháng ròng. Cô ngồi lên chiếc giường bệnh của Jimmy và thu dọn những món đồ chơi của Jimmy cho vào túi. Cô lẳng lặng xách chiếc túi nhỏ cho vào băng ghế của chiếc xe và từ từ lăn bánh. Bệnh viện lùi dần về phía xa như thể cô càng chạy xa bệnh viện chỉ còn như một cái chấm nhỏ nhoi. Sally không hề quay đầu lại nhìn, cô sợ mình lại trở đầu xe và chạy đến Jimmy một lần nữa.
Sally lái xe về nhà một cách khó nhọc và hầu như càng khó hơn khi bước chân vào nhà. Một cảm giác trống rỗng khiến cho Sally buốt tim. Cô mang chiếc túi đựng đồ chơi từ bệnh viện của Jimmy về phòng, và để mọi thứ bày biện đúng như khi Jimmy vẫn còn ở nhà, chiếc xe đồ chơi cứu hỏa được để góc kệ sách. Rồi Sally ngồi xụp xuống bên chiếc giường của Jimmy, cô ôm ghì chiếc  gối của Jimmy vào lòng và nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi.


Sally tỉnh giấc vào khoảng nửa đêm và nằm dài trên giường bỗng một lá thư rơi ra từ chiếc gối. Cô nhặt nó lên và đọc
"Mẹ ơi!
Con biết rồi mẹ sẽ rất nhớ con, nhưng mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng con sẽ quên mẹ hoặc con không còn yêu mẹ nữa, bởi vì dù con không còn ở cạnh mẹ để nói con yêu mẹ rất nhiều.
Con luôn nghĩ đến mẹ mỗi ngày và con luôn muốn yêu mẹ mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Một ngày nào đó mẹ với con sẽ được gặp lại nhau. Mẹ à, nếu mẹ muốn những đứa trẻ giống con không thấy cô đơn và buồn chán, mẹ hãy cho các bạn ấy phòng của con, cho các bạn ấy những món đồ chơi con đã từng chơi. Hoặc nếu như mẹ mang các món đồ chơi của con cho một bé gái nào đấy, bạn ấy sẽ không thể nào chơi những món đồ chơi của bọn con trai chúng con, lúc ấy mẹ nên mua cho bạn ấy một con búp bê hay món đồ chơi mà bạn ấy thích.
Mẹ đừng buồn khi nghĩ về con mẹ nhé, nơi này thực sự rất tuyệt. Ông và bà sẽ gặp con sớm thôi nếu con đã có mặt ở đây và chạy vòng quanh nhìn ngắm mọi nơi, nhưng hẳn là sẽ không lâu nữa đâu. Các thiên thần rất thân thiện và con rất thích nhìn họ bay lơ lửng trên cao.
Con mãi yêu mẹ
Jimmy của mẹ."
Khi bạn mất đi một ai đó và bạn nghĩ rằng bạn đã dành cho người đó nhiều tình cảm hơn người đó dành cho bạn, thì khi họ mất đi, họ sẽ là người bị mất mát nhiều nhất.
Vào một lúc nào đó bạn sẽ có thể lại yêu ai đấy theo cách mà bạn đã yêu người đấy, nhưng vĩnh viễn sẽ không có ai có thể yêu người ấy như bạn đã yêu.
Hạnh Nguyễn phỏng dịch
(Sưu tầm trên mạng)



LETTER FROM HEAVEN
.
Sally jumped up as soon as she saw the surgeon come out of the operating room. She said “How is my little boy? Is he going to be all right? When can I see him?” The surgeon said, “I’m sorry. We did all we could, but your boy didn’t make it.” Sally said, “Why do little children get cancer? Doesn’t God care anymore? Where were you, God, when my son needed you?” The surgeon asked, “Would you like some time alone with your son? One of the nurses will be out in a few minutes, before he’s transported to the university.” Sally asked the nurse to stay with her while she said goodbye to her son.
She ran her fingers lovingly through his thick red curly hair. “Would you like a lock of his hair?” the nurse asked. Sally nodded yes. The nurse cut a lock of the boy’s hair, put it in a plastic bag and handed it to Sally. The mother said, “It was Jimmy’s idea to donate his body to the University for Study. He said it might help somebody else. “I said no at first, but Jimmy said, “Mom, I won’t be using it after I die. Maybe it will help some other little boy spend one more day with his Mom.” She went on, “My Jimmy had a heart of gold. Always thinking of someone else. Always wanting to help others if he could.”
Sally walked out of Children’s mercy Hospital for the last time, after spending most of the last six months there. She put the bag with Jimmy’s belongings on the seat beside her in the car. The drive home was difficult. It was even harder to enter the empty house. She carried Jimmy’s belongings, and the plastic bag with the lock of his hair to her son’s room. She started placing the model cars and other personal things, back in his room exactly where he had always kept them. She laid down across his bed and, hugging his pillow, cried herself to sleep.
It was around midnight when Sally awoke. Lying beside her on the bed was a folded letter. The letter said:
Dear Mom,
I know you’re going to miss me; but don’t think that I will never forget you, or stop loving you, just ’cause I’m not around to say I LOVE YOU. I will always love you, Mom, even more with each day. Someday we will see each other again. Until then, if you want to adopt a little boy so you won’t be so lonely, that’s okay with me. He can have my room, and old stuff to play with. But, if you decide to get a girl instead, she probably wouldn’t like the same things us boys do. You’ll have to buy her dolls and stuff girls like, y’know.
Don’t be sad thinking about me. This really is a neat place. Grandma and Grandpa met me as soon as I got here and showed me around some, but it will take a long time to see everything. The angels are so cool. I love to watch them fly. And, you know what? Jesus doesn’t look like any of his pictures. Yet, when I saw Him, I knew it was Him. Jesus Himself took me to see GOD! And guess what, Mom? I got to sit on God’s knee and talk to Him, like I was somebody important. That’s when I told Him that I wanted to write you a letter, to tell you goodbye and everything. But I already knew that wasn’t allowed.


“Well, y’know what Mom? God handed me some paper and His own personalpen to write you this letter. I think Gabriel is the name of the angel who is going to drop this letter off to you. God said for me to give you the answer to one of the questions you asked Him – ‘Where was He when I needed him?’ God said He was in the same place with me, as when His son Jesus was on the cross. He was right there, as He always is with all His children.
Oh, by the way, Mom, no one else can see what I’ve written except you. To everyone else this is just a blank piece of paper. Isn’t that cool? I have to give God His pen back now. He needs it to write some more names in the Book of Life. Tonight I get to sit at the table with Jesus for supper. I’m sure the food will be great. Oh, I almost forgot to tell you. I don’t hurt anymore. The cancer is all gone. I’m glad because I couldn’t stand that pain anymore … and God couldn’t stand to see me hurt so much, either. That’s when He sent The Angel of Mercy to come get me. The Angel said I was Special Delivery! How about that?
Signed with Love,
God, Jesus & Me
(from the internet)


Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Ý NGHĨA TÊN GỌI ĐỊA DANH CÁI RĂNG

Nhắc đến Cái Răng là tôi liên tưởng ngay đến câu ca dao:
"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền...
...chớ đừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay."
Hồi nhỏ đôi khi cùng gia đình ngồi xe lôi vào Cái Răng ăn nem nướng, và khi ăn nem nướng thì cũng phải thưởng thức luôn món nem chua ở đây. Lớn lên biết đi Cái Răng vì có bạn và có học trò ở nơi này. Lúc còn ở VN điều tất yếu là mỗi năm tiết Thanh Minh là phải vào cúng mả ở nghĩa trang Triều Châu, Cái Răng.
Thời gian trước tôi có sưu tầm được một bài nói về cái tên của Cần Thơ là dịch trại ra từ tên gọi bằng tiếng Miên. Dù muốn hay không cũng phải nhìn nhận vùng đồng bằng sông nước miền Tây ngày xưa là đất của Miên, nên những địa danh có âm hưởng tiếng Miên cũng không phải là lạ mà sao nầy người VN dịch trại lại theo nghĩa thơ văn mà gọi.
Cái Răng cũng không ngoại lệ, mời các bạn đọc bài mà tôi mới sưu tầm được để có khái niệm mới về cái tên "Cái Răng":

Ý NGHĨA TÊN GỌI ĐỊA DANH CÁI RĂNG

Cái Răng là nơi đất tốt, đông dân cư, được lập làng từ thời Minh Mạng. Khoảng 1889 – 1890 người Pháp cho đào tại đây một con kinh, lúc đầu chưa có tên sau đó đặt là kinh/rạch Cái Răng. Về mặt quản lý hành chính, tiên khởi Tòa Bố tỉnh Cần Thơ đặt tại Trà Ôn (làng Thiện Mỹ, tổng Bình Lễ), nhưng chỉ được một năm thì dời về đặt ở Cái Răng (làng Thường Thạnh, tổng Định Bảo). Sau, do Nghị định của Soái phủ Nam Kỳ ngày 23-2-1876 vùng Phong Phú lập thành tỉnh Cần Thơ, tỉnh lỵ đặt tại đây. Từ đó Trà Ôn và Cái Răng trở thành quận.


Thời khẩn hoang, sinh hoạt đời sống người nông dân còn lẩn quẩn theo phương thức tự cung tự cấp, “ông Táo” lúc ấy chỉ là 3 cục đất, hoặc đá kê chụm lại, bắc nồi trách lên, đem nấu bằng củi đòn, củi chẻ. Phải một thời gian khá dài, cả trăm năm sau, khi mà cuộc sống người nông dân Nam bộ dần đi vào ổn định thì người ta mới thấy có chiếc cà ràng được làm bằng đất xuất hiện, thay thế cho ông Táo thô sơ trước đó. Tất nhiên lúc đầu kiểu dáng chưa mấy khéo, đẹp, có thể rất thô vụng và mau hư bể vì chất đất nguyên liệu có sẵn tại mỗi địa phương không chịu nổi sức nóng của lửa khi chụm. Về sau, do công năng độc đáo của nó, chiếc cà ràng trở thành một loại phương tiện nấu nướng, nó không chỉ hiện diện tại bếp ăn mỗi nhà mà còn theo chân người nông dân vào tận những vùng sâu, vùng xa trong những tháng gắn với mùa vụ. Chưa hết, nó còn là bạn đồng hành với những người nghèo chuyên sống nghề câu lưới, cũng là người bạn thân thiết của giới thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.
Nhưng từ đâu mà có chiếc cà ràng với kiểu dáng đáng yêu và trở thành vật dụng gắn bó thân thiết cuộc sống con người như vậy?
Có thuyết cho rằng chiếc cà ràng trước hết người Xiêm sáng tạo, đem bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia), các lái rỗi người Việt – nói chung là dân thương hồ – làm ăn ở Nam Vang mua dùng, thấy tiện ích nên trong những chuyến về lại quê nhà, lấy đất sét sẵn có ở địa phương, phỏng theo kiểu mẫu mà nặn đắp ra để xài. Song do đặc điểm của loại đất nguyên liệu này không chịu được lửa trong điều kiện nung đất tự do, tức không kiểm soát được nhiệt độ phù hợp nhất định, nên cà ràng làm bằng các loại đất ở đồng bằng đều mau hư, dễ bể. Riêng về đất sét tự nhiên, ngoài ưu điểm mềm dẻo, cũng có những nhược điểm nhất định nếu dùng nó để tạo hình làm gốm thô, nhất là đối với những vật thể mỏng mảnh, vì khi đem nung đốt chúng sẽ dễ bị nứt, nên bị xem là “đất xấu”.
Cho nên chiếc cà ràng chỉ được làm bằng loại đất đặc biệt ở miền núi, tốt nhất là đất lấy ở chân núi Nam Vi, miệt Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) vì nó có tính năng kết dính rất tốt, nên xài bền, có khi vài năm cũng chưa bể, gãy. Chính vì thế nên bà con vùng Xà Tón có điều kiện sản xuất hàng loạt, sỉ cho các ghe thương hồ đem bán tại các chợ lớn, chợ nhỏ, hoặc bán lẻ tận những vùng sâu, vùng xa khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình thuận tiện nhất của các ghe này là xuôi theo dòng Hậu Giang, thả xuống “miệt vườn”, “miệt dưới”... mà Cái Răng được xem là “tổng đại lý” mặt hàng này. Cái Răng, cách tỉnh lỵ Cần Thơ 6 km về phía Tây Nam, trên Quốc lộ 1, từ quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đi Sóc Trăng. Do thuận lợi việc giao thông thủy, bộ nên sớm trở thành nơi đô hội.


Năm 1897, toàn Cần Thơ có 10 chợ thì Cái Răng là một trong 10 chợ ấy. Vì bán đủ các mặt hàng nông lâm thủy sản nên được xem là chợ chánh, sầm uất hơn cả chợ Cần Thơ, lỵ sở huyện Phong Phú (lúc bấy giờ thuộc làng Tân An, tổng Định Bảo). Sách Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, 1909) mô tả:
Chợ Cái Răng xứ hào hoa
Phố lầu hai dãy xinh đà quá xinh
Có trường hát cất rộng thinh
Để khi hứng cảnh thích tình xướng ca
Từ lâu, trong dân gian còn có câu hát huê tình:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh!
Thời Pháp, Cái Răng từng là nơi sản xuất lúa gạo nổi tiếng nhất trong khu vực. Nhờ có đường bộ rộng rãi, đường sông lưu thông dễ dàng nên hoạt động kinh thương nơi đây phát triển mạnh, vì vậy ở Cái Răng đã sớm có chành lúa, và nhà máy xay xát quy mô, đủ khả năng tiếp nhận lúa toàn cả miền Hậu Giang để chế biến chuyển về Chợ Lớn xuất khẩu. Cần Thơ sớm trở thành xứ “cả cơm lớn tiền”!
Câu hát cũ ghi lại dấu ấn tình hình lúa gạo hàng hóa nơi đây rất nhiều, nhiều đến mức không ít người địa phương đã xem đó là “chuyện thường”:
"Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền, đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê"


Chợ Cái Răng nhộn nhịp trên bến dưới thuyền nên các ghe cà ràng ở “miệt trên” không thể không đến đây chọn bến cắm sào. Trước ít sau nhiều, nhiều mãi đến mức cà ràng trở thành mặt hàng “ngoại nhập” được người tiêu dùng ưa thích, chiếm tỉ trọng áp đảo, nên bến chợ này được bà con đặt gọi chợ “Cà Ràng” (âm từ tiếng kran hay karan), sau nói trại ra là “Cái Răng”.
Cụ Vương Hồng Sển có ghi trong sách Tự vị tiếng Việt miền Nam (Nhà xuất bản Văn hóa, 1993) ở mục từ “Cái Răng”, trang 98: "Cà ràng hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú đầu lên cao để đội nồi ơ siêu trách, còn một đầu kia nắn cái bụng chang bang dài dài vừa vặn với cây củi chụm, bụng này chứa được tro nhiều không rơi rớt ra ngoài, lại ấm cúng che kín gió, mau chín mau sôi". Truy nguyên ra, trong sách Pháp, Le Cisbassac chẳng hạn, và nhiều sách khác đã có từ lâu vẫn ghi: “Krôk kran: rạch Cái Răng, nay cứ lấy điển này làm chắc, một đàng khác hỏi thăm người cố cựu bản xứ thuật rằng ngày xưa, không biết từ đời nào, nguyên người Thổ (Cơ Me) ở Xà Tón (Tri Tôn) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ này để bán, năm này qua năm nọ, chầy ngày người mình phát âm “karan” biến ra “Cái Răng” rồi trở nên địa danh thiệt thọ của chỗ này luôn”.
Trong tự điển J.B.Bernard, ghi rõ rằng, địa danh rạch Cái Răng là: krêk karan (hay kran), là cà ràng.
Chăng kran, Choeung kran: fourneau portatif Khmer: Cà ràng Miên.
Choeung kran Xiêm: Cà ràng của người Xiêm đem bán chợ Nam Vang.


Thật ra chiếc cà ràng đã từng có mặt trên vùng đất này khoảng 1.500 – 2.000 năm (thế kỷ I đến thế kỷ VI). Chủ nhân của nó là cư dân thuộc nền văn hóa cổ nào đó ở Đồng bằng sông Cửu Long, bởi qua khai quật những di chỉ khảo cổ ở nhiều nơi trong vùng, thí dụ như kết quả khai quật khảo cổ học tại Gò Tháp (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) năm 2000 vừa qua, người ta đã bắt gặp hàng vạn hiện vật, đa phần là những mảnh gốm bể, trong đó nhiều nhất là mảnh bể cà ràng, vòi ấm (siêu), nồi, tô chén, chum vại, lu hũ... Theo các nhà khảo cổ thì cà ràng và vòi ấm (siêu) là hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo. Điều đó giúp chúng ta kết luận, cư dân của tầng văn hóa này là các bộ tộc thuộc vương quốc Phù Nam.
Vậy thì, chiếc cà ràng đã là vật dụng thân thiết trong sinh hoạt đời sống con người từ hàng ngàn năm trước. Và ngày nay, như chúng ta đều biết, để phù hợp với những loại chất đốt phế liệu/phế phẩm có sẵn rất nhiều tại từng địa phương, chiếc cà ràng đã dần dần biến mất.
Theo đó, Cái Răng không phải là cái răng trong miệng, mà Cái Răng là cà ràng.
(Sưu tầm trên mạng)


TIỄN TẠI HUYỀN THƯỢNG

Thành ngữ Trung Hoa:
TIỄN TẠI HUYỀN THƯỢNG
箭在弦上
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thái bình ngự lãm".
Thời Tam quốc, Viên Thiệu trong đám quân phiệt phương bắc với dã tâm to lớn, khi thấy Tào Tháo đang nổi lên sẽ trở thành mối uy hiếp lớn đối với mình, bèn chĩa mũi nhọn vào Tào Tháo.
Bấy giờ, dưới trướng của Viên Thiệu có một viên thư ký tên là Trần Lâm, đã soạn thảo một bài hịch cho Viên Thiệu, hô hào các nơi cùng tiến đánh Tào Tháo, hịch văn lời lẽ đanh thép, đã phanh phui hết mọi tội danh của Tào Tháo, thậm trí còn lôi tổ tiên ba đời của Tào Tháo ra chửi mắng thậm tệ, phần cuối bài hịch còn hô hào các Châu Huyện cùng khởi binh chinh phạt Tào Tháo.


Lúc này, Táo Tháo đang bị bệnh nhức đầu khá nặng. Một hôm, khi Tào Tháo đang trong cơn đau thì tùy tùng đem hịch văn vào trình báo. Mặc dù lời hịch khiến Tào Tháo vô cùng tức giận, nhưng cách hành văn tuyệt diệu cũng khiến Tào Tháo không thể không công nhận tài viết lách của Trần Lâm.
Tào Tháo càng đọc càng hứng thú nên cơn nhức đầu đã tan biến. Nhưng sực nghĩ lại tỏ ra tiếc thay cho Trần Lâm, một người có tài như vậy lại đi theo Viên Thiệu.
Nhưng cuối cùng thì Tào Tháo cũng đánh bại Viên Thiệu, Trần Lâm buộc phải quy hàng và làm việc cho Tào Tháo.
Một hôm, Tào Tháo trách Trần Lâm rằng: "Ông viết hịch chửi tôi đã đành, nhưng đằng này ông lại lôi ông tổ ba đời tôi ra chửi bới là cớ làm sao?". Trần Lâm thưa rằng: "Tình hình lúc bấy giờ có khác nào tên đã nạp trên dây cung, tôi không thể không bắn nó ra".


Tào Tháo nghe có lý, không những không bắt tội Trần Lâm, mà còn phong ông làm Tư Không tham mưu tế tửu.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ "Tiễn tại huyền thượng" để ví với sự việc đã đến lúc không thể không làm, hoặc lời nói đã tới lúc không thể không nói ra.
(Sưu tầm trên mạng)

LY CÀ PHÊ TRÊN TƯỜNG

Hồi chiều ngồi xem "Chuyện bên lề" của MC Việt Thảo, hôm nay anh kể một câu chuyện thật cảm động. Câu chuyện về một sự giúp đỡ rất đúng theo đạo lý của nhà Phật, sự giúp đỡ bằng cả một tấm lòng, mà không cần báo đáp và cũng không cần biết đó là ai, chỉ cần biết là mình muốn giúp đỡ một ai đó bằng khả năng có thể của mình không nghi kỵ hay có mục đích.

LY CÀ PHÊ TRÊN TƯỜNG

Tôi ngồi cùng người bạn trong một quán cà phê nổi tiếng tại một thị trấn lân cận Venice - thành phố của ánh sáng và nước, thuộc Ý Ðại Lợi.
Khi chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông bước vào và ngồi xuống chiếc bàn trống bên cạnh chúng tôi. Anh gọi người phục vụ và nói:
- Hai ly cà phê, một ly trên bức tường kia.
Chúng tôi khá thắc mắc khi nghe gọi thức uống như thế, và quan sát thấy người đàn ông được phục vụ một ly cà phê nhưng trả tiền cho 2 ly.


Khi anh đi khỏi, người phục vụ dán một mảnh giấy lên tường, mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ, “Một Ly Cà Phê.”
Trong lúc chúng tôi còn ngồi đó, hai người đàn ông khác vào quán và gọi 3 ly cà phê, 2 ly trên bàn và 1 ly trên tường. Họ uống 2 ly cà phê nhưng trả tiền cho 3 ly và rời đi. Lần này cũng vậy, người phục vụ làm tương tự, anh ta dán một mảnh giấy lên tường, trên mảnh giấy ấy có ghi hàng chữ, “Một Ly Cà Phê.”
Có điều gì đó khiến chúng tôi thấy làm lạ và khó hiểu... Chúng tôi uống hết cà phê, trả tiền rồi rời đi.
Vài ngày sau, chúng tôi có dịp quay lại quán cà phê này. Và trong lúc chúng tôi đang thưởng thức cà phê, một người đàn ông ăn mặc tồi tàn bước vào. Ngồi xuống ghế, anh ta nhìn lên tường và nói:
- Một ly cà phê trên tường.


Người phục vụ mang cà phê đến cho anh với sự tôn trọng như thường lệ. Người đàn ông uống xong ly cà phê, đi khỏi mà không trả tiền. Người phục vụ tháo một mảnh giấy trên tường và bỏ nó vào thùng rác. Chúng tôi chứng kiến trọn vẹn cảnh tượng ấy.
Giờ thì chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa - sự việc đã rất rõ ràng. Sự tôn trọng tuyệt vời dành cho người nghèo được thể hiện bởi các cư dân ở thị trấn này, họ đã làm cho đôi mắt chúng tôi đẫm lệ.
Hãy suy ngẫm về những điều người đàn ông kia mong muốn: Anh ta bước vào quán cà phê mà không phải hạ thấp lòng tự trọng. Anh không cần xin ai một ly cà phê miễn phí, không cần hay biết về người đã cho anh ly cà phê. Anh chỉ nhìn vào bức tường, gọi thức uống, thưởng thức ly cà phê của mình và rời khỏi quán.
Một ý nghĩ thật sự đẹp. Có lẽ đây là bức tường đẹp nhất mà bạn chưa từng nhìn thấy?
(Nguồn: Coffee on the Wall - by Rajni, posted Mar 31, 2013; luuvu44@yahoo.com; qua: DaiHocVanKhoaSG @yahoogroups.com)
(Sưu tầm trên mạng)



COFFEE ON THE WALL

I sat with my friend in a well-known coffee shop in a neighboring town of Venice, Italy, the city of lights and water.
As we enjoyed our coffee, a man entered and sat at an empty table beside us. He called the waiter and placed his order saying, “Two cups of coffee, one of them there on the wall.”
We heard this order with rather interest and observed that he was served with one cup of coffee but he paid for two.
When he left, the waiter put a piece of paper on the wall saying “A Cup of Coffee”.
While we were still there, two other men entered and ordered three cups of coffee, two on the table and one on the wall. They had two cups of coffee but paid for three and left. This time also, the waiter did the same; he put a piece of paper on the wall saying, “A Cup of Coffee”.


It was something unique and perplexing for us. We finished our coffee, paid the bill and left.
After a few days, we had a chance to go to this coffee shop again. While we were enjoying our coffee, a man poorly dressed entered. As he seated himself, he looked at the wall and said, “One cup of coffee from the wall.”
The waiter served coffee to this man with the customary respect and dignity. The man had his coffee and left without paying.
We were amazed to watch all this, as the waiter took off a piece of paper from the wall and threw it in the trash bin.
Now it was no surprise for us – the matter was very clear. The great respect for the needy shown by the inhabitants of this town made our eyes well up in tears.


Ponder upon the need of what this man wanted. He enters the coffee shop without having to lower his self-esteem… he has no need to ask for a free cup of coffee… without asking or knowing about the one who is giving this cup of coffee to him… he only looked at the wall, placed an order for himself, enjoyed his coffee and left.
A truly beautiful thought. Probably the most beautiful wall you may ever see anywhere!
Author Unknown

Submitted by H H Chanchani

(from the internet)