Truyện Kiều, tôi đã đọc nhiều lần nhưng muốn để ý tới từng chi tiết thì hoàn toàn không biết dù một số đoạn phải trả bài thời trung học cho tới giờ này tôi vẫn còn thuộc lòng. Hôm nay tôi phải bái phục tác giả của bài tôi sẽ post lên, dù chỉ là để cho vui nhưng đó là một nghiên cứu mà ít ai để ý. Bài viết của Đặng Việt Thủy (hoặc ai đó) đăng trong mạng 24 giờ mà tôi phải tâm phục, khẩu phuc cho sự nghiên cứu của anh.
ĐÔI TA VÀ....TRUYỆN KIỀU
Một chàng trai cùng người yêu dạo chơi trên con đường làng dưới bóng tre chùm mát rượi, chàng tâm sự:
- Đã lâu rồi chúng mình chưa ôn lại Truyện Kiều. Mặc dù vậy, không câu nào trong Truyện Kiều là anh không thuộc. Chắc là em cũng không quên?
Nàng cười:
- Em thì lúc nhớ lúc quên
Cái gì nhớ kỹ, cái gì quên mau
Truyện Kiều anh thuộc đã lâu
Đố anh tóm được một câu hết Kiều?
Cái gì nhớ kỹ, cái gì quên mau
Truyện Kiều anh thuộc đã lâu
Đố anh tóm được một câu hết Kiều?
Chàng trai:
- Em đố thì anh xin theo
Bốn câu tóm lược Truyện Kiều đưa ra:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh".
Bốn câu tóm lược Truyện Kiều đưa ra:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh".
Nàng gật đầu:
- Hay lắm! Chỉ với câu mở đầu và ba câu kết của truyện, anh đã tóm lược được cả Truyện Kiều. Bây giờ em hỏi tiếp nha:
Truyện Kiều anh đã thuộc lòng
Đố anh kể được hai dòng năm "cho"?
Truyện Kiều anh đã thuộc lòng
Đố anh kể được hai dòng năm "cho"?
Chàng trai:
- Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đâu đớn ê chề cho coi!
Làm cho đâu đớn ê chề cho coi!
Nàng hỏi tiếp:
- Truyện Kiều anh đã thuộc làu
Đố anh tìm được một câu bốn "mình"?
Đố anh tìm được một câu bốn "mình"?
Chàng đáp:
- Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết, một mình mình hay.
Một mình mình biết, một mình mình hay.
Nàng nheo mắt hỏi:
- Truyện Kiều có một thợ may
Nếu anh biết được đoán ngay, ai nào?
Nếu anh biết được đoán ngay, ai nào?
Chàng trai cười:
- Khó đấy, nhưng mà không sao
Thúy Vân đích thị đã vào lời ca:
"Hỏi nhà, nhà đã dời xa
Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.
Đều là sa sút khó khăn,
May thuê, viết mướn kiếm ăn lần hồi".
Thúy Vân đích thị đã vào lời ca:
"Hỏi nhà, nhà đã dời xa
Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân.
Đều là sa sút khó khăn,
May thuê, viết mướn kiếm ăn lần hồi".
Nàng gật đầu, hỏi tiếp:
- Ngoài Kim - Kiều, có một đôi
Trai tài gái sắc, anh thời đáp ngay?
Trai tài gái sắc, anh thời đáp ngay?
Chàng trai:
- Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi - Trương.
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi - Trương.
(Thôi Oanh Oanh và Trương Củng)
Nàng hỏi:
- Truyện Kiều anh thuộc làu làu
Đố anh đọc được hai câu bốn mùa?
Đố anh đọc được hai câu bốn mùa?
Chàng trai đáp:
- "Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Nàng gật đầu, tươi cười:
- Anh thật tuyệt vời! "Sen tàn cúc lại nở hoa" là chỉ thời tiết chuyển từ hạ sang thu, kết hợp với câu sau quả là đủ bốn mùa. Em lại hỏi anh nhé:
Truyện Kiều có "lẻn" mấy lần
Chỗ nào hay lại có "thần" hả anh?
Truyện Kiều có "lẻn" mấy lần
Chỗ nào hay lại có "thần" hả anh?
Chàng trai hăng hái hẳn lên:
- Truyện Kiều có "lẻn" năm lần
Chỗ dùng hay nhất là phần Sở Khanh:
"Tường đông lay động bóng cành
Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào".
Chỗ dùng hay nhất là phần Sở Khanh:
"Tường đông lay động bóng cành
Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào".
Nàng nói:
- Đúng vậy! Có năm lần "lẻn" thì riêng Sở Khanh "lẻn" đến ba lần, còn Kim Trọng, Thúc Sinh mỗi người "lẻn" một lần. Anh có nhớ hai lần còn lại của Sở Khanh lẻn như thế nào không?
Chàng trai nói với người yêu:
- Như anh đã nói hôm qua: "Tường đông lay động bóng cành/ Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào", là lúc Sở Khanh mò đến với Thúy Kiều trong lúc trời nhập nhoạng tối. Lần thứ hai do chính gã họ Sở nói với Thúy Kiều:
"Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn".
Còn lần thứ ba là lần Sở Khanh cùng với Thúy Kiều đi trốn:
"Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
Song song ngựa trước, ngựa sau một đoàn".
"Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn".
Còn lần thứ ba là lần Sở Khanh cùng với Thúy Kiều đi trốn:
"Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
Song song ngựa trước, ngựa sau một đoàn".
Nàng hỏi:
- Vậy Kim Trọng đã lẻn ra sao?
Chàng đáp:
- Đó là khi Kim Trọng được tin chú mất phải về Liêu Dương chịu tang, vội đến báo cho Thúy Kiều (đây là chữ "lẻn" đầu tiên mà đại thi hào Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều):
"Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình".
"Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình".
Nàng hỏi tiếp:
- Thế còn Thúc Sinh đã "lẻn" như thế nào hả anh?
Chàng trai trả lời:
- Đó là lần Thúc Sinh lẻn đến để tình tự với Thúy Kiều khi Hoạn Thư về thăm mẹ (và đây cũng là lần "lẻn" cuối cùng trong Truyện Kiều):
"Thừa cơ Sinh mới lẻn ra
Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàng".
"Thừa cơ Sinh mới lẻn ra
Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàng".
Vừa đọc xong câu thơ, chàng trai quay lại hỏi người yêu:
- Vậy nàng Kiều có lúc nào "xăm xăm" không em?
Không đợi người yêu trả lời, chàng tiếp luôn:
- "Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình".
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình".
Ngay từ buổi đầu, khi thấy cha mẹ mình không có nhà, nàng Kiều đã chủ động sang với Kim Trọng như vậy. Em thấy, ngay từ thời trước, nàng Kiều có "mạnh mẽ" không? Không phải chỉ đến ngày nay con gái mới bạo dạn như thế! Sau này, đại thi hào Nguyễn Du còn cho ta biết Thúy Kiều còn "Xăm xăm gõ cửa mái ngoài..." khi đi trốn từ nhà Hoạn Thư đến Chiêu Ẩn am của vãi Giác Duyên.
Thấy người yêu trả lời trôi chảy và khúc triết như vậy, nàng âu yếm:
- Khen anh trí nhớ tuyệt vời
Đọc thơ đã dễ mấy người biết thơ.
"Ngon đèn khi tỏ khi mờ"
Nghe anh giải thích mà ngơ ngẩn người!
"Cùng nhau trông mặt cả cười
Tình trong tuy đã mặt ngoài còn e".
Cuối năm anh đón em về
Đôi ta tiếp tục tỉ tê... Truyện Kiều!...
Đọc thơ đã dễ mấy người biết thơ.
"Ngon đèn khi tỏ khi mờ"
Nghe anh giải thích mà ngơ ngẩn người!
"Cùng nhau trông mặt cả cười
Tình trong tuy đã mặt ngoài còn e".
Cuối năm anh đón em về
Đôi ta tiếp tục tỉ tê... Truyện Kiều!...
Theo Đặng Việt Thủy (Khám Phá)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét